Cậu bé đánh giày chống chọi với bệnh tim… trên hè phố

Xuân Lê (tổng hợp); Ảnh: Kiên Trần, Theo 00:01 10/11/2009

Ngồi nói chuyện trên hè phố Lý Thường Kiệt, nước mắt Sao lăn dài. Nỗi đau gia đình tan tác, nỗi tức tưởi một thân một mình bị bắt nạt, nỗi sợ hãi có thể ngã quỵ vì căn bệnh ngày càng nặng hơn, khiến cậu bạn 16 tuổi dường như suy sụp.

Thi thoảng lắm mới dám mua thuốc trợ tim…

Qua đoạn phố Lý Thường Kiệt (ngay trước khách sạn Melia) tìm Sao, mấy cô bác trông xe và bán nước ở đó hớt hải nói: “Vừa thấy nó ở đây, nhưng lại lên cơn đau, mắt đỏ ngầu nên chắc chạy đi kiếm chỗ nằm nghỉ rồi”. Một lúc sau, thấy bóng Sao xiêu vẹo đi về. Cái dáng tiều tụy, nhỏ bé như một cậu học sinh lớp 5. Chẳng ai nghĩ được Sao đã 16 tuổi.



Dáng đi gầy gò, xiêu vẹo của một cậu bé đang từng ngày phải chống chọi với căn bệnh quái ác ngay trên hè phố

Tay chân gầy gò nhăn nheo, dáng đi đầy vẻ khó nhọc, mệt mỏi, gương mặt lúc nào cũng thất thần đượm buồn, đôi môi tím tái. Sao nói rất nhỏ và rụt rè, phần vì vừa bị đau nên khó thở, phần vì cảm giác e ngại người lạ.

Đôi mắt đầy mệt mỏi, đôi môi tím tái sau mỗi cơn đau hành hạ

Lần cuối cùng Sao đi viện khám bệnh cũng đã cách đây 4 năm rồi. Năm đó Sao khoảng 12 tuổi, bác sỹ bảo bạn bị hẹp van tim bẩm sinh. Nhưng từ đó đến giờ, Sao cũng chưa từng dám nghĩ mình sẽ được nằm việc điều trị hay được phẫu thuật để khỏi bệnh.

“Mình thấy người ta nói mua thuốc trợ tim để uống mỗi lần bị đau cho nó đỡ. Nhưng thi thoảng lắm mình mới dám mua. Nó không đắt lắm. Nhưng uống nhiều thành quen, rồi sau không có tiền mua thì sao”.

Đến viên thuốc trợ tim, Sao cũng chẳng dám mua cho mình...

Mới chỉ 16, nhưng chân tay bạn gầy guộc nhăn nheo - dấu vết của sự vất vả, bươn chải.
 

Ảnh: Hồng Ngân (Dân trí)
 
Cô Nguyễn Thị Bích Lộc - nhân viên trông giữ xe công cộng. Ảnh: Hồng Ngân (Dân trí)

Thế là mỗi lần bị đau, Sao chỉ biết ngồi xuống để nghỉ cho đỡ khó thở. Đỡ rồi sẽ lại đứng dậy đi tiếp. Cả ngày rạc chân vì đi bộ, đi bộ từ khu nhà trọ dưới Chương Dương lên tới Lý Thường Kiệt, rồi lại lang thang khắp các con phố để đánh giày nên bệnh của Sao lại càng trầm trọng. Những cơn đau

 Mọi sự đóng góp, ủng hộ về cả vật chất và tinh thần cho bạn Nguyễn Văn Sao, bạn có thể đến trực tiếp số 57 - 61 Lý Thường Kiệt , Hà Nội (đối diện khách sạn Melia), hỏi cô Nguyễn Thị Bích Lộc - nhân viên trông giữ xe công cộng.

 Vì hiện nay Sao không có địa chỉ nhà trọ cố định, cũng không có điện thoại liên lạc nên c
ô Lộc sẽ giúp bạn gặp được Sao.

Hàng ngày, bạn vẫn đi đánh giày trên khu phố này.

tới thường xuyên hơn. Mỗi ngày của Sao giờ lại càng thêm khó nhọc hơn.

Bị “đàn anh”… bắt nạt

Sao ra Hà Nội được 3 tháng rưỡi rồi. Hồi trước, có ngày đánh được nhiều nhất là hơn 20 đôi. Nhưng gần đây thì thậm chí có ngày Sao chỉ đánh được một, hai đôi vì đau quá, không đi được, nên chỉ dám loanh quanh một vài con phố quanh đó. Cũng ít người gọi Sao đánh giày vì trông cậu gầy gò, bệnh tật, người ta sợ nhỡ cậu bị làm sao nên chẳng “dây dưa”.

Thế đã hết đâu. Mấy ngày gần đây, Sao còn bị mấy anh đánh giày lớn hơn bắt nạt nên cái chỗ Sao hay đánh giày cũng bị tranh mất. Vừa nhỏ vừa yếu tranh không nổi, nên chỉ còn biết khóc tức tưởi.

Lúc chúng tớ gặp Sao, đã 1h trưa mà cậu ấy vẫn chưa đánh được đôi giày nào. Cơm cũng không ăn nổi vì thở đau quá nên khó nuốt.

Tiền thuê nhà của Sao ở khu trọ mỗi tháng hết 200 ngàn, tiền ăn uống hết gần 300 ngàn. Nhưng cứ làm ăn thất thường thế này, Sao cũng chẳng tiết kiệm ra được đồng nào để về thăm nhà, chứ đừng nói là nghĩ đến việc có tiền chạy chữa. Với Sao, chuyện chữa khỏi bệnh cũng chẳng dám mơ.

Ứa nước mắt khi nhắc chuyện gia đình.

“Bố mẹ biết Sao bị bệnh tim không?” Sao lí nhí “Có, biết từ bé” rồi cúi gằm mặt xuống. Bố mẹ Sao đánh cãi suốt ngày rồi bỏ nhau, để lại đứa con bệnh tật cho bà ngoại nuôi. Người bà đã 80 tuổi và một đứa cháu nhỏ ốm yếu rau cháo nuôi nhau, lo ăn từng ngày. Biết Sao bị bệnh, bị đau mà bà chỉ biết ôm cháu khóc, chứ tiền đâu mà chữa.

Lúc nào, Sao cũng đầy buồn bã...

Học hết lớp 9 ở Lào Cai thì Sao quyết định bỏ học xuống Hà Nội. Sao có một người anh trai ruột lớn hơn 2 tuổi, đã xuống Hà Nội từ trước nhưng biệt tăm tích, không liên lạc được. Một mình nơi thành thị đông đúc nhưng đầy cạm bẫy, Sao phải tự tìm cách để trở thành một “thằng bé đánh giày”. Tình cờ, 1-2 tuần sau, Sao gặp lại anh mình, được anh cho về nhà trọ bây giờ để ở cùng.

“Lúc Sao bị đau quá, có bảo anh để giúp Sao đi mua thuốc không?”. Sao bặm môi, mãi mới khó nhọc: “Mình với anh, ai lo thân người đó. Mình cũng phải tự bỏ tiền thuê nhà, tự đi tìm chỗ đánh giày, tự kiếm tiền ăn uống. Buổi sáng cũng ai đi đường người đó. Chỉ ở nhà cùng với anh thôi.” Nói đến đó thì nước mắt Sao ứa ra, lăn dài trên khuôn mặt đầy vẻ cam chịu, mệt mỏi.


Giọt nước mắt tủi thân khi nhắc về chuyện gia đình

Nhắc đến chuyện gia đình dường như là một sự cố gắng quá sức với cậu bạn ấy. Người quan trọng nhất và Sao yêu thương nhất chỉ là bà. Bà ở nhà vẫn lo cho đứa cháu nhỏ ốm yếu đi làm xa, một thân một mình nhỡ may bị bắt nạt. Bà ở nhà vẫn cầu mong có phép màu nào đó để đứa cháu có đủ tiền chữa bệnh. Nhưng kiếm đủ tiền để về thăm bà, với Sao bây giờ cũng là việc rất khó…

Ở đoạn phố xung quanh đoạn khách sạn Melia, câu chuyện về cậu bé đánh giày bệnh tật, lâu lâu lại phải ngồi bệt xuống vỉa hè hoặc bậu cửa nào đó thở dốc, mặt tái nhợt vì đau, từ cô bán hàng rong đến cô nhân viên trông xe đều biết... Ai cũng thương nhưng hoàn cảnh của họ cũng chẳng đủ dư dả để giúp bạn ấy chữa bệnh.

Sao vẫn khó nhọc đi về mỗi ngày, với căn bệnh tim bẩm sinh chẳng biết lúc nào sẽ quật cậu ngã quỵ…


 
 Mùa lạnh lại đang đến gần, những cơn đau sẽ đến nhiều hơn…
 

Các bạn ở xa, không có điều kiện gặp trực tiếp Sao để giúp đỡ và động viên bạn, có thể chuyển khoản qua TK quỹ nhân ái Báo khuyến học và dân trí - Báo điện tử dân trí (Hà Nội).

Bạn bấm vào đây để biết rõ hơn thông tin chi tiết về việc chuyển khoản nhé!