"Hé lộ" chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm

Hà Nam, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 27/11/2021

Nhiều người vẫn đùa vui gọi anh Trương Vĩnh Đặng là “chàng trai vàng trong làng thiện nguyện” bởi những việc thầm lặng mà thầy giáo tiểu học này đã làm suốt hơn 10 năm qua.

Làm từ thiện bằng tiền đấu giá bonsai

Tôi đến thăm nhà thầy Trương Vĩnh Đặng (SN 1986) vào một ngày giữa tháng 11, ấn tượng đầu tiên là những giỏ phong lan lá xanh mướt treo trên giàn thép, bên dưới khoảng sân chừng 20m vuông là hàng chục chậu bonsai đủ kiểu dáng xếp ngay ngắn quanh hồ cá. Công trình đẹp đẽ đó là công sức chăm bẵm của thầy Đặng suốt 10 năm qua.

Công việc chính của thầy Đặng là giảng dạy mỹ thuật nhưng trên mạng xã hội, thầy giáo trẻ này nổi tiếng là một tay chơi bonsai thường xuyên đấu giá cây cảnh do mình tự tay chăm sóc, tạo thế để... làm từ thiện.

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 1.

Thầy Trương Vĩnh Đặng đang chăm sóc một cây bonsai, chuẩn bị đấu giá để giúp người nghèo

Chia sẻ với PV, thầy Đặng cho biết, năm 2006, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm mỹ thuật, anh được tuyển vào biên chế trường Tiểu học Tây Hồ (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Năm 2018, thầy giáo 8x khiến mọi người bất ngờ khi viết đơn xung phong đi bộ đội. Sau khi anh xuất ngũ, anh trở lại trường dạy học cho đến nay. Ngoài thời gian đứng lớp, thì việc cắt tỉa, tạo dáng cây cảnh trở thành thú vui của thầy.

Cũng trong khoảng thời gian này, cái duyên làm từ thiện đã đến một cách tình cờ khi thầy Đặng gặp một nam sinh bị chết não do tai nạn giao thông, nhưng gia đình không còn khả năng chạy chữa. Thương cảm, anh đã nảy ra ý tưởng bán chậu bonsai đẹp nhất của mình để cứu lấy mạng sống của bệnh nhân nghèo này.

"Lần đó, tôi cũng không ngờ rằng chậu bonsai lại được trả giá khá cao, cộng với vận động từ người thân được tổng 20 triệu đồng, tôi đã hỗ trợ chi trả viện phí cho chàng trai trẻ bị tai nạn. May mắn là cậu ấy đã được cứu sống", thầy Đặng nhớ lại.

Thầy Đặng đã vận động nhiều tấm lòng hảo tâm cùng tổ chức "phiên chợ 0 đồng", trao tặng hàng nghìn suất quà đến các hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch

Sau câu chuyện này, "tiếng lành đồn xa", bạn bè, đồng nghiệp hễ thấy ai khó khăn cũng "giới thiệu" cho thầy. Mỗi sáng thức dậy, Facebook của Đặng đều nhận rất nhiều thông báo mới; mọi người thường tag tên anh vào nhiều hoàn cảnh cơ cực, với hi vọng sẽ có cách nào đó giúp đỡ được họ. "Chắc là do mình mát tay...", thầy Đặng đơn giản nghĩ như thế.

Ban đầu, Đặng chủ yếu làm thiện nguyện với tâm nguyện "có bao nhiêu làm bấy nhiêu". Để có kinh phí hoạt động, anh bán đấu giá những tác phẩm bonsai mà mình trồng và sưu tầm. Dần dà, thầy nhận được sự tin tưởng của mọi người. Trên trang cá nhân, nhiều nhà hảo tâm cũng chuyển tiền mỗi khi biết anh đang có kế hoạch đi trao, tặng quà cho người bất hạnh. Tất cả thu, chi từ nguồn tiền này đều được anh sao kê công khai, minh bạch để mọi người theo dõi.

Hơn 10 năm qua, thầy Đặng làm từ thiện bằng nhiều hình thức, khi thì phát cơm, tặng gạo, lúc lại lặn lội đến tận nhà trao quà cho người già neo đơn, trẻ mồ côi... Hễ cứ nghe tin ở đâu có người cần giúp đỡ, anh lại tìm đến thăm hỏi, động viên và nhận trợ giúp.

10 năm qua, thầy Đặng miệt mài trên hành trình thiện nguyện để vẽ nên những nụ cười của các mảnh đời nghèo khó, lúc gian nan

Thầy Đặng tâm sự, mỗi hoàn cảnh mình giúp đều là một câu chuyện đời đầy nước mắt mà bất cứ ai khi chứng kiến đều không thể cầm lòng. Như câu chuyện về cháu bé ở xã Tiên Phong (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) bị bệnh giãn - tắc ruột và nhiễm trùng khi còn trong bụng mẹ nên buộc phải sinh non. Mới 20 ngày tuổi, bé đã phải trải qua 2 ca phẫu thuật ổ bụng. Trong khi người cha làm phụ hồ với thu nhập ba cọc ba đồng, không thể kham nổi tiền thuốc thang cho con.

Với mong muốn hỗ trợ gia đình, anh Đặng đã đấu giá cây Bonsai kết hợp vận động từ mọi người xung quanh được hơn 15 triệu đồng để giúp đỡ gia đình cháu vượt qua khó khăn.

Hay mới đây là trường hợp anh Lê Hoàng Việt (SN 1980) bị nhiễm trùng huyết và suy đa tạng, phải lọc máu tại Bệnh viện Đà Nẵng mới duy trì được sự sống. Thất nghiệp vì dịch Covid-19, lại phải vừa nuôi con đang tuổi ăn học vừa chăm chồng bệnh tật khiến tinh thần của vợ anh Việt trở nên suy kiệt. Không thể xoay sở đủ tiền cho ca phẫu thuật lọc máu của chồng, chị đành phó mặc cho số phận. Thế rồi, người phụ nữ đáng thương này đã òa khóc khi nhận được 15 triệu đồng từ thầy Đặng. Sự giúp đỡ đúng lúc ấy trở thành tia hi vọng cứu rỗi tương lai của một gia đình.

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 4.

Một cháu bé bị bệnh được thầy Đặng giúp đỡ

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 5.

Gia đình 1 bệnh nhân được thầy Đặng hỗ trợ viện phí bằng đấu giá bonsai và vận động thêm từ các nhà hảo tâm

Sau những giờ dạy ở trường, thầy Đặng dành thời gian chăm sóc các tác phẩm bonsai để bán gây quỹ làm từ thiện

Cứ thế, mỗi lần "đứa con tinh thần" của thầy Đặng về với chủ mới là lại có thêm một hoàn cảnh ngặt nghèo được giúp đỡ, một bệnh nhân nguy kịch được tiếp sức kịp thời.

"Cây sam hương bán 4,5 triệu đồng để mua quà tặng Tết Trung thu cho trẻ em nghèo; còn cây sam núi bán được hơn 10 triệu, mua nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dân bị cách ly...", Đặng luôn nhớ tỉ mỉ từng tên chậu bonsai và mục đích đấu giá chúng, nhưng thầy lại không thể nhớ nổi đã trao bao nhiêu suất quà từ thiện và đã giúp đỡ những mảnh đời nào. Anh luôn tâm niệm: "Bán cây này thì trồng lại cây khác, tuy tốn công vài năm chăm sóc. Nhưng có những người nếu mình không hỗ trợ kịp thời thì cuộc đời của họ sẽ rơi vào ngõ cụt".

Cùng cha giúp người nghèo giữa đại dịch Covid-19

Không biết từ khi nào, thầy Đặng đã trở thành gương mặt quen thuộc trong các hoạt động thiện nguyện tại Đà Nẵng. Trong những ngày đại dịch bùng phát ở thành phố này, thầy miệt mài vận động kinh phí, tổ chức những "gian hàng 0 đồng", trao tặng hàng nghìn suất quà cho những sinh viên ngoại tỉnh, hộ nghèo, người khuyết tật, lao động nghèo,… gặp khó khăn do Covid-19; tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu làm nhiệm vụ tại các bệnh viện, chốt chặn bằng những suất ăn khuya.

Đồng hành cùng thầy Đặng trên hành trình "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" chính là bố - ông Trương Văn Luân (SN 1963). Bất kể nắng mưa, hằng ngày, cứ 11 giờ trưa, trước cổng nhà 57 Yên Thế (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ), 2 cha con lại cần mẫn gửi tặng các suất cơm nóng hổi cho những người bán vé số dạo, xe ôm,… với lời nhắn: "Ai cần thì nhận một phần. Ai thấy ổn xin nhường người khác".

Dịp Trung Thu vừa qua, hình ảnh thầy Đặng cùng bố mặc đồ bảo hộ xanh lè, sắm vai ông địa đi khắp các ngõ xóm để tặng quà cho các em nhỏ khiến nhiều người thích thú. Để gây cười, anh nhờ người viết lên phía sau áo dòng chữ "Đặng Ông Địa giận Cô-vi" và không ngờ hình ảnh này lại "nổi như cồn" trên mạng xã hội bởi sự hóm hỉnh, lạc quan...

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 7.

Để vừa làm tốt công việc chuyên môn ở trường, vừa có thời gian hoạt động xã hội, thầy Đặng luôn chủ động sắp xếp trước công việc, để dành những ngày cuối tuần cho hoạt động thiện nguyện

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 8.

Ông Luân (cha anh Đặng, áo xanh) luôn là người đồng hành cùng con trong việc thiện nguyện

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 9.

Thầy Đặng trao suất ăn cho người lao động bị ảnh hưởng với Covid-19

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 10.

Những suất ăn ấm lòng giúp người nghèo ở Đà Nẵng vượt qua đại dịch...

Với thầy giáo 8x này, thiện nguyện là công việc “bán thời gian” mà anh được "trả công" bằng nụ cười, niềm vui và hạnh phúc của cả người cho lẫn người nhận

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 12.

Thầy Đặng cùng cha mang giỏ quà đi từng ngõ tặng cho trẻ em của các hộ thuê trọ và vùng phong tỏa trong dịp Trung thu

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 13.

Hình ảnh Đặng Ông Địa trong dịp Trung thu vừa qua

Rồi trong những ngày đầu tháng 10/2021, khi dòng người ở miền Nam buộc phải hành hương về quê tránh dịch. Ngang qua Đà Nẵng, thầy Đặng lại cùng cha tất tả tiếp sức cho bà con. Không quản đêm ngày, có lúc là 1 - 2 giờ sáng, khi thì 12h trưa, cứ có đoàn đến là hai bố con lại vội vã lên đường hỗ trợ người dân.

Thời gian đầu, thầy Đặng chuẩn bị những phần ăn, sữa tươi, nước uống và túc trực tại các điểm đoàn người hồi hương đi qua để gửi tặng. Tuy nhiên sau đó, thấy nhiều nhóm cùng hỗ trợ giống mình, nhiều lúc người dân dùng không hết nên thầy Đặng quyết định trao tiền mặt để bà con làm lộ phí.

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 14.

Cha con thầy Đặng thay mặt các nhà hảo tâm trao tiền hỗ trợ cho người dân hồi hương

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 15.

Thầy Đặng làm biển chỉ đường giúp hàng vạn đồng bào từ phương Nam về Bắc được thuận lợi hơn

Đặc biệt, khi thấy nhiều người dân từ các tỉnh phía Bắc khi đến chốt Đại Hiệp - Hòa Khương hay bị lạc đường, có trường hợp đi nhầm vào tận trung tâm thành phố, nên thầy Đặng đã bàn bạc với bố in những bảng chỉ đường hướng dẫn cho bà con đi đúng hướng để về quê.

"Động lực để tôi gắn bó với những phận người kém may mắn là có bố luôn song hành, kể cả khi dịch bệnh đang phức tạp hay lặn lội đến vùng lũ lụt, sạt lở. Còn mẹ, vợ và em gái thì luôn ủng hộ hết mình. Tôi làm thiện nguyện để bản thân cảm thấy cuộc sống ý nghĩa và có nhiều dẫn chứng để giáo dục các em học sinh biết yêu thương, biết sẻ chia với những người nghèo khổ xung quanh mình", thầy Đặng bộc bạch.

Ngoài ra, suốt hơn 2 năm nay, thầy Đặng và những người bạn của mình vẫn duy trì đều đặn bữa ăn khuya cho người lao động nghèo vào tối thứ 6 hằng tuần; và hoạt động phát cơm miễn phí tại trường Tiểu học Tây Hồ, được đông đảo giáo viên ủng hộ, chung tay thực hiện.

Trong các đợt lũ lụt hoành hành ở miền trung, thầy cũng vận động, tiếp tế hàng hóa, thực phẩm cho người dân các vùng bị ngập lụt tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; hỗ trợ kinh phí giúp hàng chục hộ dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống sau thiên tai,...

Hé lộ chân dung người thầy đứng sau những điều nhỏ bé dễ thương ở Đà Nẵng: Làm bảng chỉ đường cho bà con hồi hương, 10 năm từ thiện âm thầm - Ảnh 16.

“Bếp ăn 0 đồng” của các giáo viên trường Tiểu học Tây Hồ do thầy Đặng khởi xướng, mỗi tháng đỏ lửa 1 lần để giúp người nghèo suốt 2 năm qua

10 năm rong ruổi cùng những "công việc không tên", với thầy Đặng, thiện nguyện là thói quen và được "trả công" bằng nụ cười và hạnh phúc của cả người cho lẫn người nhận.

Khi tôi hỏi: "Việc kêu gọi quyên góp và đi giúp người có khó không?". Thầy Đặng nhắc đi nhắc lại về hai chữ niềm tin trong cuộc sống vì anh biết đâu dễ cứ lên Facebook kêu gọi, người ta lại giúp ngay mà không đắn đo. Nên được chọn để tin yêu, gửi gắm cũng là cái duyên và anh muốn nối dài những mối lương duyên đó.

"Tôi chủ yếu là người kết nối, bỏ công ra thôi mà. Thấy còn quá nhiều hoàn cảnh éo le trong xã hội, nhiều miền đất còn quá khó khăn nên mình làm được gì thì làm thôi. Mỗi khi nhận được thông tin ai đó đang cần sự giúp đỡ, tôi đều trực tiếp đến tận nơi để xác minh, vì bản thân luôn tâm niệm mình phải có trách nhiệm với số tiền của các nhà hảo tâm đã ủy thác… Tôi chỉ mong đến một ngày đi trao quà nhưng không ai nhận, vì khi đó người dân đã có cuộc sống ấm no", thầy Đặng cười tươi nói.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày