Hóa ra càng bị crush phũ - bạn càng lao vào như "thiêu thân" là vì lý do này đây

Vân Ngọc, Theo Helino 13:36 08/03/2018

Cùng tìm hiểu xem vì sao bạn càng thích crush nhiều hơn sau khi bị từ chối.

Đối với một số người, crush càng trở nên hấp dẫn hơn khi không thể có được. Một kịch bản rất quen thuộc là: một chàng Nice Guy dễ thương, ngọt ngào, thú vị, chưa có người yêu và thích bạn, nhưng bạn lại không thích người đó và luôn nghĩ về một chàng Bad Guy khác. 

Chàng Bad Guy cũng có rất nhiều điểm tốt nhưng lại không sẵn sàng để xây dựng mối quan hệ cùng bạn. Cho dù liên tục bị từ chối, bạn vẫn không thể ngừng nghĩ đến anh ấy. Anh ấy càng từ chối và càng không muốn ở bên bạn thì bạn lại càng thích anh ấy. 

Vì sao chúng ta có thói quen này, muốn những gì ta không thể có và không muốn những gì ta có thể có?

Hóa ra càng bị crush phũ - bạn càng lao vào như thiêu thân là vì lý do này đây - Ảnh 1.

Trong các lĩnh vực khác của đời sống, chúng ta đều có thể điều chỉnh sở thích của mình để phù hợp với hoàn cảnh. 

Có thể bạn đã từng nghĩ sẽ trở thành ngôi sao Hollywood, nhưng khi biết mình không thể diễn xuất, bạn đã từ bỏ giấc mơ đó. Vậy tại sao ta lại không thể từ bỏ một người liên tục từ chối ta?

Theo nhà tâm lý học Helen Fisher và các đồng ngiệp, việc từ chối tình cảm sẽ gây nghiện vì nó kích thích đến những phần của não bộ liên quan đến động lực, phần thưởng, sự nghiệp và sự khao khát. 

Sử dụng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng, nhóm nghiên cứu đã phân tích não bộ của 15 sinh viên đại học mới bị crush từ chối nhưng vẫn còn đang yêu mãnh liệt. 

Trong quá trình quét não bộ, sinh viên nhìn vào ảnh của crush và sau đó làm một bài toán (ví dụ đếm ngược từ 4.529 đến 7) để làm xao nhãng suy nghĩ của họ. Cuối cùng, sinh viên được cho xem ảnh của một người khác, không có quan hệ tình cảm.

Hóa ra càng bị crush phũ - bạn càng lao vào như thiêu thân là vì lý do này đây - Ảnh 2.

Nhóm nghiên cứu cho biết khi nhìn vào ảnh của crush so với khi nhìn vào ảnh của người không có quan hệ tình cảm, não của sinh viên hoạt động nhiều hơn ở những khu vực liên quan đến động lực, phần thưởng, sự khao khát, sự nghiện, nỗi đau thể xác và phiền muộn. 

Những người trong hoàn cảnh này giống như đang trải qua cơn nghiện thuốc phiện, thuốc phiện chính là người đã từ chối họ, không đáp trả tình cảm của họ. 

Có lẽ họ nghiện khoảng thời gian ở cùng crush, những tin nhắn, những khi cùng nhau nói chuyện và nghiện những suy nghĩ về những gì gần như có thể nhưng thực tế sẽ không bao giờ xảy ra. Khi bị mắc kẹt trong những suy nghĩ này, việc bị cự tuyệt có thể làm cho những suy nghĩ đó trở nên sâu đậm hơn, làm họ cảm thấy ám ảnh. Đây là một kiểu nghiện - nghiện suy nghĩ về một việc nào đó.

Hóa ra càng bị crush phũ - bạn càng lao vào như thiêu thân là vì lý do này đây - Ảnh 3.

Một vài nguyên nhân khác cũng được đưa ra. Nếu yêu điên cuồng một ai đó không cần ta và cũng chưa từng cần ta thì đôi khi nó đau đớn giống như chúng ta bị chia tay vậy. 

Nỗi đau khi bị từ chối, khi tình yêu không được đáp lại có thể là vì ghét sự cự tuyệt xã hội và sự kì thị của xã hội về chia tay và ly hôn.

Ngoài ra, sự đau khổ này có thể liên quan đến giá trị cảm nhận. 

Nếu crush không cần bạn hoặc không sẵn sàng cho một mối quan hệ thì giá trị cảm nhận về crush sẽ tăng lên. Crush dường như trở nên "đắt" đến nỗi bạn không thể "mua" được.

Hóa ra càng bị crush phũ - bạn càng lao vào như thiêu thân là vì lý do này đây - Ảnh 4.

Cách bạn gắn bó với người khác cũng ảnh hưởng đến việc bạn mê crush nhiều như thế nào. 

Những người có kiểu gắn bó phụ thuộc (hay còn gọi là gắn bó đồng phụ thuộc hoặc gắn bó lo sợ) thường dễ bị người khác làm tổn thương. 

Ví dụ điển hình là những người lớn lên trong gia đình có cha hoặc mẹ là người không quan tâm đến cảm xúc của họ thì việc bị từ chối tình cảm là một cảm xúc tương tự. 

Não bộ luôn tiếp nhận những tình huống này giống như những tình huống quen thuộc bình thường khác, mặc dù biết rằng sẽ đau khổ vì chúng ta luôn phản ứng theo cách mà ta quen thuộc.

Nguồn: Psychology Today