Dơi gặp "tai nạn" khi sử dụng mắt để định vị

QV, Theo 12:00 19/11/2010

Ánh sáng càng mạnh, dơi sẽ gặp “tai nạn” nhiều hơn

Nghiên cứu mới cho thấy dơi thường sử dụng khả năng quan sát bằng mắt thay vì sóng âm khi chúng bay trong những khoảng cách ngắn hay những nơi rậm rạp. Những con dơi này lại dễ bị đâm và va vào các vật thể hơn.
 
Loài dơi nâu nhỏ - đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học.
 
Dơi có thể định vị bằng cả mắt và âm thanh, bằng cách gửi những sóng âm đi và lắng nghe những âm thanh dội lại từ những vật thể - bao gồm cả con mồi. Khả năng nhìn của dơi tinh tường nhất trong ánh sáng yếu, và sẽ trở nên kém hơn khi ánh sáng mạnh hơn.
 
Để thực hiện nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã dựng lên những chướng ngại gần một khu mỏ bỏ hoang ở Ontario, Canada, nơi những con dơi nâu nhỏ thường tập trung.
 
 
Đội nghiên cứu đã tạo ra 3 điều kiện ánh sáng khác nhau: tối, mờ và sáng – và quan sát xem những con dơi nâu này làm thế nào để bay qua những chướng ngại vật. Kết quả cho thấy những con dơi chủ yếu “tin vào mắt mình” để định vị và bay qua các chướng ngại – mặc dù sự tin tưởng này khiến chúng dễ bị “tai nạn” hơn.
 
Trên những chướng ngại vật, đội nghiên cứu sử dụng 3 loại kết cấu cho khả năng nhìn nhận khác nhau: loại trong suốt, loại mờ đục và loại phản xạ. Nếu những con dơi sử dụng sóng siêu âm, lẽ ra chúng lẽ ra phải nhận ra cả 3 loại, nhưng thực tế chúng gặp vấn đề với những loại kết cấu trong suốt – điều này cho thấy khả năng định vị còn phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn của chúng.
 
Nghiên cứu này là một trong những thí nghiệm đầu tiên để khẳng định hành vi như vậy ở loài dơi hoang dã, theo đồng tác giả nghiên cứu Dara Orbach, một cựu sinh viên của đại học Western Ontario ở Canada.
 
 
Các thí nghiệm trong quá khứ đã chỉ rằng khi bị bịt mắt, những con dơi Ấn Độ va vào cửa sổ ít hơn những con có thể nhìn thấy, và những con dơi nâu bay qua chướng ngại vật bị rơi càng nhiều hơn khi đèn được bật lên.   Có lẽ là khi đã được trời phú cho sóng siêu âm vô cùng lợi hại thì dơi nên "chăm chỉ" mà dùng nó.