Kết cục Trái đất nếu "đụng độ" thiên thạch hôm nay

Việt Anh, Theo Mask Online 00:00 15/02/2013

Phải chăng đây là kết thúc cho một Valentine thú vị…

Như đã đưa tin, đoạn kết cho ngày Valentine năm nay sẽ trở nên thú vị bởi ngay sau đó, vào 14h24' ngày 15/2 theo giờ Mỹ, tiểu hành tinh mang tên 2012 DA14 với đường kính 45m sẽ "sượt" qua Trái đất.

Điều này có nghĩa là, vào 2h24’ sáng ngày 16/2 theo giờ Việt Nam, tiểu hành tinh này sẽ cách Trái đất 27.700km, gần hơn cả khoảng cách của những vệ tinh địa tĩnh trong quỹ đạo.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay

Thiên thạch này có nhiều điểm tương đồng với vụ nổ lớn ở Tunguska năm 1908. Câu hỏi đặt ra là sẽ ra sao nếu thiên thạch lần này nổ tung và va chạm với Trái đất…

Vụ nổ thiên thạch năm 1908

Khoảng 7h sáng ngày 30/06/1908, tại Siberia, Nga, một tảng thiên thạch lớn bay ngang qua hành tinh đã phát nổ từ khoảng cách 5 - 6km so với bề mặt Trái đất.

Nó thổi bay nhiều cánh rừng, thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, người và gia súc trong bán kính 20,9km xung quanh. Tổng diện tích thiệt hại ước chừng 2.150km vuông. Người ta gọi nó là sự kiện Tunguska, hay vụ nổ lớn Siberia.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay

Sức công phá của vụ nổ Tunguska ước tính 10-20 ngàn megaton TNT, tương đương với Castle Bravo - quả bom hạt nhân mạnh nhất mà Hoa Kỳ từng chế tạo ra, mạnh gấp 185 lần quả bom nguyên tử Little Boy ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản).

Khi công nghệ khoa học chưa thực sự phát triển, không mấy ai hiểu rõ được sự kiện Tunguska vào thời điểm đó. Rất nhiều giả thuyết như sao chổi, thiên thạch, hố đen, phản vật chất… được đưa ra nhưng không lý giải trọn vẹn được toàn bộ sự kiện kỳ lạ này. Hơn 100 năm sau, người ta vẫn luôn bàn cãi không ngớt về chủ đề này.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay

Vụ nổ Tunguska có rất nhiều điểm kỳ lạ. Thứ nhất ở điểm trên toàn bộ khu vực thiệt hại không hề có một hố va chạm nào mà thiên thạch thường để lại khi rơi xuống mặt đất. Kỳ lạ hơn là tác động sóng xung kích thổi bay nhiều rừng cây lại tỏa ra theo hình dạng cánh bướm.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay

Những nghi vấn trên chỉ được giải đáp nhiều năm sau đó. Năm 1960, các nhà khoa học Liên Xô đã tái hiện lại được mô hình vụ nổ với những que diêm.

Theo đó, vụ nổ Tunguska là do một thiên thạch nào đó bay ngang qua và phát nổ trong không trung, dưới tác động vật lý gây ra sóng xung kích, phá hủy nhiều tài sản.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay

Trở lại với thực tại, thiên thạch hậu Valentine được so sánh với thiên thạch gây ra vụ nổ Tunguska là do chúng có kích thước tương tự, rơi vào cỡ đường kính 40m. Dự kiến, thiên thạch này bay ngang qua Trái đất lúc 14h24’ giờ Mỹ ngày 15/2 (tức 2h24’ sáng 16/2 theo giờ Việt Nam).

Ở một số khu vực châu Á và châu Âu, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát thiên thạch nói trên bằng kính viễn vọng, trong đó có Việt Nam. Dự kiến, thiên thạch này sẽ bay qua vành đai vệ tinh sau đó đột ngột chuyển hướng tạo nên quỹ đạo cánh cung.

2012 DA14 va vào Trái đất liệu có phát nổ?

Khi đó, không ai biết 2012 DA14 sẽ nổ ở đâu, diễn ra vào lúc nào, quỹ đạo ra sao. Chỉ có thể hình dung được, năng lượng của nó sẽ thiêu đốt khoảng 80 triệu cây, đủ sức thổi bay thủ đô nước Mỹ, Washington D.C.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay

Năng lượng nó tỏa ra cỡ 2,4 triệu tấn thuốc nổ TNT. Thêm vào đó, nếu nó lao thẳng vào Trái đất, đã quá muộn để chế tạo một tàu vũ trụ đánh bật tiểu hành tinh ra khỏi quỹ đạo của nó - một dự án mất ít nhất 2 năm.

ket-cuc-trai-dat-neu-dung-do-thien-thach-hom-nay
Mô phỏng đường đi của tiểu hành tinh 2012 DA14.

Song, mọi người hãy cứ yên tâm tận hưởng ngày Valentine và những ngày sau đó, bởi khả năng trên khó có thể xảy ra ở lần này. Giới chuyên gia cho hay, cứ 40 năm lại có một hiện tượng như vậy và cứ tần suất đâm vào Trái đất là 1.200 năm/lần.

NASA cũng khẳng định điều ấy. Tiểu hành tinh này chỉ “sượt" qua quỹ đạo mà thôi, họ đã tính toán đường đi của 2012 DA14 và chắc chắn chuyển động của nó không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng ta cả.


Bạn có thể xem thêm: