Ocelot, mèo đốm tuyệt đẹp đang kêu cứu

QV, Theo 00:01 01/09/2010

Chính vì bộ lông tuyệt đẹp ấy mà Ocelot đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đấy! <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Nhìn qua, Ocelot trông giống như một chú mèo thường nhưng thực chất lại là loài động vật dũng mãnh vô cùng!
 
Ocelot, được biết đến với tên Painted LeopardBrazil, JaguareteParaguayArgentina, TigrilloEcuadorColombia, CunaguaroVenezuela là một loài mèo hoang phân bố khắp NamTrung Mỹ, Mexico, một số lượng nhỏ được tìm thấy cách xa TexasTrinidad, trong quần đảo Caribe.
 
 
Ocelot thường bị nhầm với beo, linh miêu (Lynx) hoặc báo hoa mai. Có 9 phân loài Ocelot đặc trưng cho vùng TrungNam Mỹ.
 
 
Ocelot trưởng thành có chiều dài thân từ 68 -100 cm, với đuôi từ 26 – 45 cm, nặng từ 8 – 10 kg. Lông mượt, tai tròn và bàn chân phía trước tương đối lớn.
 
 
Loài mèo này thích môi trường sống rậm rạp nhưng vẫn có thể phát triển mạnh trong các điều kiện khác nhau, từ bụi gai rậm rạp đến khu vực miền núi và rừng nhiệt đới.
 
 
Ocelot hoạt động chủ yếu về đêm và có hoạt động phân chia lãnh thổ rất rõ nét. Chúng thường chiến đấu rất quyết liệt, nhiều khi cho đến chết để giữ vùng lãnh thổ của mình. Giống như những họ hàng nhà mèo khác, chúng sẽ đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Loài này có nước tiểu đặc biệt cay nồng. 
 
 
Chúng săn mồi trong phạm vi khoảng 18 km2, chủ yếu là động vật có vú nhỏ (hươu, nai…), bò sát (rùa, thằn lằn, kì đà…) và cả động vật lưỡng cư như cua, ếch. Ngoài ra còn có cá và chim. Thực tế, Ocelot thường tìm con mồi nhỏ hơn nó. Nghiên cứu cho thấy Ocelot đi săn bằng cách lần theo mùi của con mồi, nhưng giống với các loài mèo khác, mắt của chúng có thể nhìn tốt trong bóng tối.
 
 
 
Ocelot có thể giao phối bất cứ thời gian nào trong năm. Con cái mang thai 79 – 82 ngày trong những hốc đá, thân cây rỗng hoặc bụi rậm (có gai thì càng tốt). Mỗi lứa chúng thường đẻ 1 – 2 con.
 
 
So với loài mèo khác, Ocelot non lớn chậm hơn. Chúng nặng khoảng 350 gram khi sinh ra và không mở mắt trong 15 – 18 ngày.
 
 
Sau 3 tháng, con non sẽ rời tổ nhưng vẫn ở với mẹ trong 3 năm tiếp theo. Ocelot trong tình trạng nuôi nhốt có thể sống đến 20 năm nhưng chúng sẽ ở tình trạng chán nản, buồn bã khi phải xa rời thiên nhiên hoang dã.
 
 
Những mối nguy rình rập
 
Dân số của loài mèo này bắt đầu có nguy cơ "lung lay"  từ năm 1972. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn phá rừng, huỷ diệt môi trường sống của chúng.
 
 
Một phần còn là do sự hiện diện của chó, bị chủ các trang trại bắn và bị xe đâm khi hoạt động trên đường cao tốc.
 
 
Trước khi chính phủ các nước ban hành lệnh cấm săn bắt mèo rừng, hàng ngàn con Ocelot đã bị giết để lấy bộ lông - được cho là rất có giá trị, gây ra sự sụt giảm số lượng loài nghiêm trọng ở nhiều nước. Nhiều con Ocelot cũng được nuôi như thú cưng trong nhà nhưng các nhà động vật học khuyến cáo tốt nhất nên để loài này sống trong tự nhiên.
 
 
Hiện nay, loài Ocelot đang có chút hy vọng gia tăng số lượng nhờ các dự án phát triển số lượng động vật hoang dã tại các vườn thú.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày