Rừng hóa thạch sống lại do nhiệt độ ấm lên

Lê Giang, Theo Mask Online 11:00 24/09/2012

Cùng các cập nhật: Hình ảnh 3D cấu trúc gene trên não người, lần đầu tiên phát hiện hành tinh trong chòm sao, hoàn thành tẩy rửa dioxin tại Đà Nẵng vào năm 2016.


Nhiệt độ ấm lên, rừng hóa thạch sống lại


Các nhà nghiên cứu cho biết, khu rừng hóa thạch ở khu vực Đảo Bylot (Canada) có từ cách đây hơn 2,5 triệu năm có thể sống lại nhờ khí hậu ấm lên.

rung-hoa-thach-song-lai-do-nhiet-do-am-len
Khu vực Đảo Bylot (Canada).

Từ các mẫu phấn hoa, các nhà khoa học biết rằng, cây trong khu rừng cổ sinh sôi trên nền nhiệt độ 0 độ C. Hiện nay, nhiệt độ ở Đảo Bylot là khoảng -15 độ C. 

Những cây hóa thạch có tuổi đời tương tự như trên đảo Bylot cũng được tìm thấy ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada, nơi những “cây xác ướp” được tìm thấy trong thời kỳ băng ở đây tan chảy. Những cây khẳng khiu “xác ướp” mang nhiều dấu hiệu chúng bị nhiều áp lực, có thể do khí hậu thay đổi hoặc tình trạng thiếu ánh sáng theo mùa.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Hình ảnh 3D cấu trúc gene trên não người


Các nhà khoa học Mỹ đã vẽ thành công bức ảnh tổng hợp “bản đồ đại não” nhằm giúp những nhà nghiên cứu về thần kinh trên thế giới có thêm cơ sở nghiên cứu.

rung-hoa-thach-song-lai-do-nhiet-do-am-len

Trong nhóm nhiễm sắc thể ở người có hơn 20.000 gene, trong đó khoảng 84% số gene hoạt động trên não người. 

rung-hoa-thach-song-lai-do-nhiet-do-am-len
Ảnh 3D não người hiển thị gene trong kết cấu của não: hình tròn màu xanh biểu thị các gene có hoạt tính yếu, màu đỏ biểu thị khu vực gene có hoạt tính cao.

Để vẽ được những bức vẽ này, trước tiên các nhà khoa học tiến hành quét toàn bộ đại não, sau đó cắt não thành từng mẩu nhỏ rồi quét tiếp các mẩu đó và đã ghi lại được 20.000 gene. 

Sau khi so sánh bản quét hai bộ não nguyên vẹn, họ phát hiện thấy cái được gọi là “biểu đồ gene di truyền”. Mục tiêu tiếp theo của họ là quét não của một người nữ nhằm so sánh sự khác biệt của não bộ giữa hai giới.
(Nguồn tham khảo: Guardian/BBC)

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh trong chòm sao


Các nhà thiên văn phát hiện hai hành tinh khí khổng lồ Pr0201-b và Pr0211-b xoay quanh ngôi sao trong một chòm sao dày đặc.

Chúng cách Trái đất chừng 550 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cancer (Cự Giải). Mỗi hành tinh xoay quanh một ngôi sao riêng. Do bay quá gần ngôi sao, nhiệt độ bề mặt của hai hành tinh lên tới vài nghìn độ C.

rung-hoa-thach-song-lai-do-nhiet-do-am-len
Hình minh họa một hành tinh khí khổng lồ xoay quanh ngôi sao riêng của nó trong chòm sao Cự Giải.

Đây là lần đầu tiên giới thiên văn tìm được bằng chứng về sự tồn tại của hệ sao - hành tinh giữa một chòm sao. Theo các nghiên cứu, rất có thể nhiều hành tinh đang tồn tại giữa các vùng tạo sao và chúng xoay quanh sao.

(Nguồn tham khảo: National Geographic)

Hoàn thành tẩy rửa dioxin tại Đà Nẵng vào năm 2016


Hội đồng tư vấn hỗn hợp Việt-Mỹ về chất độc da cam thông báo dự án khắc phục, xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng sẽ hoàn thành trong vòng 4 năm tới. Dự án sẽ được thực hiện sau mùa mưa năm 2013 và sẽ hoàn thành vào năm 2016. 

rung-hoa-thach-song-lai-do-nhiet-do-am-len
Xử lý chất dioxin tại sân bay Đà nẵng.

Đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) khẳng định họ sẽ cung cấp 9 triệu USD (khoảng 187 tỷ VNĐ) trong ba năm tới để hỗ trợ và điều trị cho người khuyết tật bởi mọi nguyên nhân. Mỹ cũng sẽ trực tiếp cung cấp dịch vụ điều trị, tạo việc làm, tập huấn, đào tạo kỹ năng nghề cho những người khuyết tật hoặc nhiễm chất độc da cam.

Để phấn đấu đến năm 2020 sẽ xử lý cơ bản hậu quả chất độc da cam/dioxin, văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia 33 thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra kế hoạch gồm 5 nội dung: Tẩy độc các điểm nóng dioxin; ngăn chặn việc người dân bị tiếp tục phơi nhiễm dioxin; hỗ trợ người dân sống gần các điểm nóng dioxin; nâng cấp các dịch vụ cho người khuyết tật và tiến hành nghiên cứu dài hạn.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)