"Sao chổi thế kỷ" sắp ghé thăm Trái đất

J, Theo Trí Thức Trẻ 11:01 18/11/2013

Vào ngày 28/11 tới, sao chổi ISON sẽ tiến sát bề mặt của Mặt trời và "rực sáng"...

Như đã đưa tin, sao chổi ISON sẽ “đi du lịch” gần sát với bề mặt của Mặt trời và trở nên “siêu sáng” vào ngày 28/11 tới. Theo đó, sao chổi ISON sẽ bay qua Mặt trời với khoảng cách nhỏ hơn một triệu km. 

"Sao chổi thế kỷ" sắp ghé thăm Trái đất 1

Đuôi sao chổi sẽ kéo dài trên bầu trời đêm nên nhiều người trên thế giới có thể quan sát hình ảnh của ngôi sao này ngay cả bằng mắt thường. Nếu không bị phá vỡ, ISON sẽ xuất hiện rực rỡ như ánh sáng Mặt trăng, bởi vậy mà nó được gọi là "sao chổi của thế kỷ".

"Sao chổi thế kỷ" sắp ghé thăm Trái đất 2

Hai nhà thiên văn học nghiệp dư đã vô tình phát hiện ra sao chổi ISON vào tháng 9/2012 và vô cùng ngạc nhiên với độ sáng cùng hướng di chuyển của nó. Trong cuộc hành trình của mình, sau khi vượt qua sao Mộc vào tháng 10/2013, đuôi của sao chổi ISON sẽ bắt đầu hình thành do bề mặt sao chổi bị Mặt trời thiêu đốt, tạo ra phản ứng nhiệt khiến lớp vỏ sao chổi bị nứt. 

Lúc này, hơi và bụi thoát ra từ bề mặt sao chổi sẽ tập trung xung quanh nó, phản chiếu dưới ánh sáng Mặt trời và trở nên rực rỡ. 

"Sao chổi thế kỷ" sắp ghé thăm Trái đất 3
Hình ảnh sao chổi được chụp bằng kính viễn vọng.

Vừa qua, các nhà thiên văn học nghiệp dư đã đăng tải một số hình ảnh ghi lại được về sao chổi ISON được thực hiện bởi ống nhòm và kính thiên văn nhỏ. Hầu hết họ đều cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy sao chổi ISON, mặc dù nó vẫn còn hơi mờ nhạt nhưng họ tin ISON sẽ sáng dần lên trong một vài ngày tới.

Vào ngày 28/11, chúng ta có thể nhìn thấy độ lấp lánh của sao chổi ISON bằng mắt thường ngay sau khi trời tối, cùng hướng với Mặt trời lặn. Đuôi của sao chổi sẽ kéo dài giống như chiếc đèn rọi vào đường chân trời. 

(Nguồn tham khảo: Dailymail)