Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi

Bích Đào, Theo Mask Online 12:00 29/10/2012

Đây là những bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi nhiếp ảnh Thế giới Thu nhỏ Quốc tế Nikon 2012.

Cuộc thi nhiếp ảnh thế giới thu nhỏ quốc tế Nikon (Nikon International Small World photography contest) thường niên này để vinh danh những bức ảnh ngoạn mục, giúp chúng ta có cái nhìn mới về sự sống khi nhìn qua tấm kính hiển vi. 

Chúng ta hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh đoạt giải của năm 2012 mới được công bố qua chùm ảnh dưới đây.

Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 1

Bức ảnh đoạt giải nhất của Jennifer Peters và Michael Taylor chụp lại hàng rào máu não trong phôi của một con cá ngựa vằn sống. Bức ảnh này đã thể hiện rất rõ tinh thần của cuộc thi: sự giao hòa giữa nghệ thuật và khoa học. 

Bằng cách sử dụng ống kính cường độ mạnh nhất cùng với chương trình tạo màu theo chiều sâu, họ đã chụp được tấm ảnh mà theo Peter thì “không chỉ nắm bắt được vẻ đẹp mà cả những tính y học trong đó”.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 2

Bức ảnh chụp phóng to hình những con nhện con mới nở từ trứng của loài nhện linh miêu. Để chụp được tấm hình này, tác giả Walter Piorowski đã lợi dụng sự phản xạ ánh sáng, sợi quang và kỹ thuật xếp chồng hình ảnh cùng với độ zoom x6.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 3

Hình ảnh phóng đại 63 lần của một khối u xương ác tính cho thấy các sợi actin (màu tím), ty lạp thể (vàng) và DNA (màu xanh).


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 4

Bức ảnh chụp hệ thống thị giác của một con ruồi giấm Drosophila melanogaster trong giai đoạn chuyển đổi từ nhộng thành con ruồi trưởng thành. Ở đây ta có thể thấy võng mạc (màu vàng), các sợi thần kinh ánh sáng (màu xanh) và não (xanh lá cây) được chụp lại bằng cách sử dụng các kỹ thuật đồng tiêu ở độ phóng đại 1.500 lần.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 5

Ông Honorio Cócera - La Parra đã chụp lại mẫu khoáng vật Cacoxenite tại mỏ La Paloma,Tây Ban Nha với kỹ thuật truyền ánh sáng và mức phóng đại 18 lần.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 6

Một loài tảo xanh nước ngọt dưới ống kính phóng đại 100 lần, chụp bằng kỹ thuật phân cực ánh sáng.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 7

Cơ quan thị giác của ấu trùng ruồi giấm Drosophila melanogaster được chụp dưới kính hiển vi phóng đại 60 lần.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 8

Hình chụp siêu gần với độ phóng đại đến 500 lần của ấu trùng của loài Pleurobrachia.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 9

Hình ảnh loài kiến Myrmica đang mang theo ấu trùng của nó được nhiếp ảnh gia Geir Drange chụp lại bằng kỹ thuật xếp chồng hình ảnh và sử dụng ánh sáng phản xạ.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 10

Thứ nhìn có vẻ như hàng ngàn cái răng sắc nhọn này là nhụy của hoa sứ khi đã được phóng đại lên 10 lần. Nhiếp ảnh gia José R. Almodóvar Rivera đã chụp nhụy hoa này bằng kỹ thuật xếp chồng hình ảnh.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 11

Loài cây phát sáng tuyệt đẹp này thực sự lại là phần chân của một con bọ rùa đã được phóng đại lên gấp 10 lần.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 12

Nhiếp ảnh gia Douglas Moore thuộc trường ĐH Wisconsin (Mỹ) đã chụp lại hóa thạch mã não của loài ốc vặn được nhìn dưới độ phóng đại 7 lần. Trong ảnh, ta có thể thấy hình ảnh của một loài ốc nước ngọt Elimia tenera và loài tôm ostracods.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 13

Gai của một cây tầm xuân trên tĩnh mạch lá được chụp bởi nhiếp ảnh gia Chrles Krebs đã được phóng đại 100 lần.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 14

Hình ảnh trên ta có thể thấy rất rõ hình hài của một chú dơi non. Đây là bức ảnh chụp lại phôi của loài dơi đen tai cụp hay còn có tên khoa học là Molossus rufus chụp dưới kỹ thuật làm sáng khung cảnh.


Sinh vật "ảo tung chảo" dưới lăng kính hiển vi 15

Ảnh chụp một loài động vật nguyên sinh có lông mao mang tên Sonderia. Chúng thường là mồi cho các loài tảo cũng như vi khuẩn lam. 

Hình ảnh được chụp bởi Diana Lipscomb - một tiến sĩ thuộc ngành sinh vật học của trường ĐH Washington bằng cách sử dụng kỹ thuật can thiệp độ tương phản ở mức phóng đại 400 lần.


Bạn có thể xem thêm: