Tìm thấy khoáng vật 2 triệu tuổi từ vũ trụ

MX, Theo 06:01 25/08/2010

Người ta mới phát hiện ra mẫu khoáng vật này ở bên trong một thiên thạch được tìm thấy vào năm 2004. <img src='/Images/EmoticonOng/14.png'>

Một nghiên cứu mới vừa qua đã nhận định rằng khoáng vật có kích cỡ chỉ bằng hạt đậu ở bên trong một thiên thạch là dạng khoáng vật lâu đời nhất trong hệ mặt trời.
 
Dạng khoáng vật này đã hình thành nên hệ mặt trời trong vòng 2 triệu năm qua những vụ nổ, va chạm thiên thạch.
 
 
 
Thiên thạch “gốc” chứa khoáng vật nặng 1,5 kg, có tên là NWA 2364, được tìm thấy ở Morocco vào năm 2004. Người ta tin rằng thiên thạch này đến từ những vành đai tiểu hành tinh bao quanh sao Hỏa và sao Mộc.
 
Nhưng những bài test đã cho thấy khoáng vật nằm ở trong thiên thạch có chứa các nguyên tố canxi và nhôm, đã được hình thành từ trước khi cái vành đai tiểu hành tinh kia ra đời. Rất có thể là khoáng vật này ra đời từ khí gas từ các sao và các đám mây bụi.
 
Mô tả một đám mây bụi.
 
Khoáng vật này có “tuổi đời” trong khoảng 0,3 đến 1,9 triệu năm. Nó đã “phá kỉ lục” của một khoáng vật trước đó được cho là lâu đời nhất. Nghiên cứu này thực sự rất quan trọng vì theo lời Audrey Bouvier, một nhà nghiên cứu thiên thạch rất có uy tín ở đại học Arizona thì: "Việc tìm ra loại khoáng vật này là một bước tiến mới, nó càng làm chắc chắn cho nhận định hệ mặt trời của chúng ta hình thành từ những vật chất bên ngoài".
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày