Top những sai lầm phổ biến trong đời sống (Phần 3)

Ái Nhi, Theo 12:15 24/11/2010

Rơi một đồng xu từ trên tòa Empire State có nguy hiểm không? Vì sao món "hot-dog" lại có tên là... "hot-dog"? <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Rơi đồng xu từ đỉnh tòa nhà Empire State
 
 
Chắc hẳn bạn đã biết tòa nhà Empire State 102 tầng cao nhất New York với chiều cao 381m. Điều đơn giản mà nhiều người từng hiểu nhầm là nếu thả đồng xu từ đỉnh tòa nhà này hay các "nóc nhà" khác của thế giới sẽ gây nguy hiểm và làm bị thương nếu có người “hứng” phải.
 
Sự thật là thậm chí bạn thả rơi một đồng xu từ máy bay bay ở độ cao 10.6 km thì nó cũng không gây bất kì tổn thương nào! Cụ thể, Empire State cao khoảng 381m. Nếu không có sức cản không khí lên các đồng xu, nó có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 190 dặm/h khi nó rơi xuống đất.
 
Phải khẳng định vận tốc đó cực nhanh! Nhưng may mắn thay, nó vẫn không đủ lớn để giết chết một ai đó. Một đồng xu, ngay cả ở tốc độ đó sẽ không gây thiệt hại nhiều và điều này đã được chứng minh trong chương trình Myth Busters (một chương trình cực hay của kênh Discovery). Khi bắn một đồng xu với vận tốc 700m/h liên tục tới một bảng dính đầy gel, nhưng cả 3 lần bắn đều không có đồng nào dính vào bảng cả. Có nghĩa nó rơi không theo phương thẳng đứng, do vậy mức độ nguy hiểm cũng giảm đi đáng kể!
 
Ồn ào tranh cãi tên món "Hot-dog"
 
 
Tên “hot dog” không phải đặt theo tên tên gọi của người Đức. Người ta vẫn tin rằng, có một người Đức di cư tới New York và bán xúc xích bởi ông nắm rõ thói quen yêu thích bóng chày của người Mỹ, ông đưa ra ‎ý tưởng kinh doanh một loại thức ăn tiện lợi mà khi các cổ động vieen vào sân vừa có thể ăn vừa có thể xem. Điều này đã được một họa sĩ của tờ báo New York Times vẽ lại thành bức tranh mang tên Tad Dorgan. Tên của chiếc bánh được gọi là "Dachshund".
 
Tuy nhiên do mọi người không biết cách phát âm của Dachshund và cứ gọi là hotdog. Nhưng thực tế không phải vậy! Quay trở lại những năm 1880, khoảng thời gian đó, đã có rất nhiều thịt ngựa và thịt chó được dùng để làm xúc xích. Người ta đọc ngựa (horse) và chó (dog) liền nhau: horsedog, dần dần nó đã được biến thể thành hotdog như ngày nay.
 
Súng giảm thanh không làm cho chúng ta nghe âm thanh nhỏ lại
 
 
Súng giảm thanh không làm cho bất cứ nơi nào ở gần “im lặng” cả. Chủ yếu là nhờ bộ phận giảm thanh áp những tiếng ồn do sóng nén từ trong nòng súng ra ngoài. Do vậy, các âm thanh của tiếng ồn trong lúc bắn là âm vỡ được tạo ra bởi từ những viên đạn.
 
5 ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật không chỉ xuất hiện 823 năm một lần
 
 
Chúng ta vừa trải qua một tháng 10 đặc biệt với 5 ngày thứ sáu, thứ bảy, và Chủ nhật. Thực tế, không cần phải đợi thêm 823 năm nữa mới có một tháng đặc biệt như vậy. Bởi vì tồn tại một thực tế rằng: chỉ cần tháng đó 31 ngày và cứ mỗi 6 năm, sau đó là 5 năm, sau đó là 6 năm, và sau nữa là 11 năm sẽ lặp lại điều tương tự. Chúng ta vừa kết thúc chu trình 6 năm thứ 3, lần đầu tiên của thế kỉ 21 là năm 2004, trước đó là 1999 (cách 5 năm), trước đó nữa là 1993 (cách 6 năm), do đó điều tương tự sẽ lặp lại vào năm 2021. Còn chuyện 823 năm mới lặp lại tháng 10 như năm nay chỉ là nhảm nhí mà thôi!
 
Ai phát minh ra món bơ đậu phộng?
 
 
Bơ đậu phộng không phải là phát minh của George Washington Carver. Các tài liệu tham khảo cổ cho biết bơ đậu phộng được làm từ khoảng 1000 năm trước Công nguyên, ơi người Inca cổ đại đã biết dùng đậu phộng để làm chất kết dính. Kể từ đó, bơ đậu phộng đã được “cải thiện” nhiều lần bởi các cá nhân khác nhau trong lịch sử. Mặc dù Carver không phát minh ra bơ đậu phộng nhưng ông đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến nó. Carver là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịc sử nước Mỹ, ông phát hiện hơn 300 cách sử dụng đậu phộng cùng hàng trăm cách sử dụng cho đậu tương, hồ đào và khoai tây.