"Zoom" vào tế bào máu, tóc, da cá mập...

Pit, Theo 00:02 25/11/2010

Đây là những thứ mà chúng mình có thể đã được biết về cấu tạo nhưng ít khi được nhìn thấy ở một khoảng cách gần thế này! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

 
 
Ảnh trên là các tế bào máu, hay còn được gọi là hồng cầu (erythrocyte) trong cơ thể chúng ta được zoom vào đến 11.000 lần. Để ý kĩ nhé, gọi là "hồng cầu” nhưng thực ra các tế bào này có dạng cầu lõm hai mặt. Chính vì đặc điểm này mà tế bào hồng cầu có thể mang được nhiều khí oxy hơn để vận chuyển đi khắp cơ thể chúng ta.
 
 
Không giống như các đĩa cứng có từ xưa được ghi dữ liệu lên bề mặt bằng từ, đĩa quang (là các đĩa dạng CD, VCD, DVD đấy) sử dụng các tính chất quang học để lưu trữ dữ liệu. Khái niệm “track” trên đĩa quang cũng giống như ổ đĩa cứng, mỗi “track” ở đây là một vòng tròn, tuy nhiên ở đĩa quang các track là các vòng tròn hở nối liên tiếp với nhau.
 
 
Hình ảnh trên cho thấy cận cảnh hết mức có thể ở một vết thương đang trong quá trình lành da với các lớp vảy bám xung quanh vết thương ở chính giữa. Khi vết thương khô lại cũng là lúc hình thành các lớp vảy “vây” xung quanh vết thương. Ở dưới lớp vảy này là các tế bào da mới đang được “sản xuất” đấy!
 
 
Để đỡ gây thắc mắc và khiến bạn không phải bóp trán mà suy nghĩ thì đây chính là hình ảnh zoom vào một tờ giấy bình thường (loại giấy trắng dùng để photo bình thường thôi). Vật liệu để làm ra giấy thường là các chất xơ dài từ vài mm đến vài cm có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật. Tờ giấy hình thành giống như mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có thêm chất kết dính.
 
 
Đây là phần ngọn của một sợi tóc bị chẻ đấy mà! Có thể thấy rõ được lớp biểu bì bên ngoài bao quanh các lớp vỏ bên trong. Sợi tóc bé nhỏ mà cũng phức tạp ra phết đấy chứ nhỉ?
 
 
Bức hình “xù xì” và khá sởn gai ốc này chính là bề mặt lưỡi của chúng mình đấy nhé. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám (được zoom rất rõ trong ảnh ý nhé), những hạt này gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những hạt "núm" vị giác, cực kì quan trọng trong việc nếm vị các món ăn hàng ngày đấy!
 
Những mảng bám trên răng trông chẳng dễ chịu một chút nào cả
 
 
Khi zoom sát vào da cá mập, ta sẽ có được hình ảnh này, những chiếc vảy sắc nhọn được sắp xếp rất “gọn gàng”. Đây là một trong những yếu tố khiến cá mập có thể bơi nhanh vì lực cản của nước sẽ giảm rõ rệt khi nước lọt qua các khe giữa các lớp vảy. Và nó cũng có tác dụng loại bỏ những loài động vật nhuyễn thể hay bám trên thân mình hoặc các loại tảo biển thích mọc lung tung.
 
Thử “sờ” vào da cá mập xem nhé, cảm giác như sờ vào giấy ráp vậy!


Còn đây là một chú cá mập nguyên bản nè, nhìn thật khác khi chúng ta soi từng li từng tí phải không?