Các bé động vật 2 đầu trên thế giới (Phần 2)

Mèo Chê Mỡ (tổng hợp từ Sun, Xinhuanet...), Theo 10:00 28/04/2010

Tiếp tục tìm hiểu xem còn có loài vật nào có đến 2 cái đầu không nhé! <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

4. Cá sấu hai đầu

"Bé" này tuy hai đầu nhưng lại dính nhau ở... phần đuôi. Em cá sấu "hai trong một" này chào đời trong sở thú Samut Prakarn Bangkok, Thái Lan. Mỗi con có 4 chân riêng, đầu hoàn thiện riêng biệt. Người ta đặt cho bé "hai trong một" này cái tên Chang Eng - tên của cặp song sinh dính liền nổi tiếng nhất thế giới của Thái Lan. Hai em bé song sinh dính liền ChangEng ra đời năm 1811 trong một gia đình ngư dân ở Samut Songkram, một tỉnh duyên hải gần Bangkok, sau này chuyển sang sống ở Mỹ, rất nổi tiếng và giàu có nhờ việc trình diễn cơ thể khác lạ của mình. Họ thọ đến tận 62 tuổi cơ đấy Teen ạ.


Hiện tại chúng tớ mới chỉ tìm thấy 1 "em" cá sấu hai đầu thôi

5. Thằn lằn hai đầu ở Trung Quốc

Lại thêm một "em động vật" kỳ lạ đến từ một cửa hàng bán đồ cổ ở thành phố Hoài Hóa, thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền trung Trung Quốc. Một đầu của nó nằm ở vị trí bình thường và thêm một cái đầu khác ở đằng đuôi. Em thằn lằn dài khoảng 10 cm, bò hơi chậm chạp nhưng có thể di chuyển giật lùi mà không cần phải quay đầu. Trông không được... kute cho lắm.



Thậm chí người ta còn tìm thấy một em thằn lằn hai đầu khác ở Dịch huyện, thuộc Liêu Ninh, Trung Quốc nhưng mà ở dạng... hóa thạch. Bộ xương hóa thạch này chỉ dài khoảng 7 cm, có niên đại từ kỷ Phấn trắng sớm, có 2 đầu và 2 cổ. "Em í" thuộc loài thằn lằn cổ dài sống dưới nước và có chiều dài tới hơn 1m khi trưởng thành (tiếc rằng em thằn lằn này đã chết từ lúc mới sinh).


Teen thông cảm, "em nó" là hóa thạch cho nên ảnh chỉ có thế này


Mới đây người ta cũng phát hiện ra một con thằn lằn 2 đầu ở Úc. Chú thằn lằn 2 đầu đuôi cộc này thuộc giống thằn lằn bóng chân ngắn sinh sống ở Australia, loài thằn lằn này còn được biết đến với cái tên Shingleback. Con thằn lằn 2 đầu kỳ lạ hiện đang được người ta nuôi ở công viên các loài bò sát ở Coogee, New South Wales, Úc.



6. Bò sữa hai đầu

Con bò sữa này có xuất xứ từ nông trại bò sữa của nhà Heldreth, bang Virginia, Mỹ. Đúng ra thì em bò có hai mặt chứ không phải hai đầu, với 2 mũi, 2 lưỡi và chung 2 tai. Em bò này thở bằng hai cái mũi khác nhau, có đến hai cái lưỡi hoàn toàn độc lập với nhau trong một cái mồm, nhưng lại chỉ có một cái hốc và hai con mắt chia đều cho hai cái mặt dính vào nhau. Đặc biệt hơn, chú bò được sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo, lại có hàm thấp hơn những con bò khác nên phải ăn qua một cái ống nhân tạo


Nhìn mắt đỏ ngầu đến là thương


 7. Rắn hai đầu: vô số, vô khối

Thú thật là tớ không khoái rắn tẹo nào, nhưng rắn là loài hay có trường hợp hai đầu nhất trong giới tự nhiên đấy teen ạ! Và em rắn nổi tiếng nhất có lẽ là "em rắn" bạch tạng tên We đã được đem bán đấu giá tại St. Louis, bang Missouri, Mỹ, với mức sàn là... 150,000 đô la Mỹ! Lúc đó là năm 1999, em rắn dài khoảng 1,2 mét, mình dầy 2,5 cm, có màu trắng, trong khi đầu có những vết khoang màu nâu đỏ. Đặc biệt nữa là, con rắn này có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Cả hai miệng của We đều được nối với cùng một dạ dày trong khi hầu hết những con vật hai đầu khác lại không có cấu trúc miệng tương tự, cho nên "em" có tuổi thọ cao nhất trong số các rắn hai đầu trên thế giới. Tiếc là con rắn này đã chết khi được 8 năm tuổi rồi.


Một em rắn khác hai đầu được tìm thấy vào tháng 10 năm 2003, do một cậu bé tên là Hunter York 10 tuổi ở Centertown (Kentucky, Mỹ) bắt được ở sân sau vườn nhà mình. May mắn là "em" rắn vua này không cắn người, nhưng đáng sợ là ở chỗ nó ăn thịt rắn chuông và rắn hổ mang. York đặt tên cho rắn là "Mary - Kate và Ashley" với hy vọng trong tương lai nó sẽ có mặt trong một chương trình truyền hình nổi tiếng như chị em sinh đôi nhà Mary-Kate OlsenAshley Olsen.


Trông thế này thôi nhưng em í "thịt" cả rắn chuông đấy


Ở thành phố Alicante, Tây Ban Nha, cũng có một "em" rắn hai đầu khá to do một người nông dân đã phát hiện ra. Rắn ta có thể sử dụng cả hai đầu cùng một lúc nữa cơ, còn chuyện nó có hai đường tiêu hóa riêng rẽ và cái đầu ảnh hưởng đến cái đầu kia hay không thì các nhà khoa học Tây Ban Nha còn đang nghiên cứu.