Đám mây ánh kim xuất hiện ở bầu trời Anh quốc

Bé Bé, Theo Trí Thức Trẻ 09:41 18/12/2012

Rất nhiều người đã bất ngờ khi chứng kiến cảnh tượng tuyệt đẹp này.

Mới đây, một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ đã xảy ra trước lúc mặt trời mọc ở quần đảo Outer Hebrides (Anh). Hình ảnh ngoạn mục của những đám mây cầu vồng ánh kim huyền ảo đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Wheeler Jez nhanh tay chụp lại.

Anh Wheeler Jez cho biết, anh cảm thấy may mắn khi có mặt ở thời điểm hoàn hảo nhất để chụp những đám mây nhiều màu sắc bắt đầu bay lơ lửng trên bầu trời trước lúc bình minh ở quần đảo. Anh nói: “Lúc đó tôi vừa thức dậy, khi nhìn bầu trời tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi đã nhanh tay chụp lại, tất cả đều rất rực rỡ và đẹp mắt”.

Đám mây ánh kim xuất hiện ở bầu trời Anh quốc 1
Đám mây ánh kim cầu vồng xuất hiện ở quần đảo Outer Hebrides (Anh).

Hiện tượng nói trên được gọi là “mother-of-pearl” hoặc mây xà cừ. Những đám mây lóng lánh hiếm có này thực chất là một dạng mây tại tầng bình lưu ở vùng cực về mùa đông. Chúng tạo thành khi khí methane trong khí quyển phản ứng với tầng ozone. Nguyên nhân khiến chúng phát sáng sau hoàng hôn hoặc trước khi bình minh là bởi vì ở những độ cao này, trời vẫn còn ngập nắng.

Chuyên gia về hiện tượng quang học khí quyển, Les Cowley nói: "Đám mây xa cừ rất hiếm có nhưng nếu được chiêm ngưỡng một lần, bạn sẽ không bao giờ quên được. Tuy nhiên, do quần đảo Outer Hebrides vẫn thuộc tầng đối lưu, hiện tượng này rất không bình thường. Trước đây, chúng chủ yếu được thấy ở các vùng gần cực như Iceland, Alaska, Bắc Canada. Có vẻ như đây là một trong những biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu".

Đám mây ánh kim xuất hiện ở bầu trời Anh quốc 2

Đám mây ánh kim xuất hiện ở bầu trời Anh quốc 3
Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã may mắn chụp lại khoảnh khắc hiếm có này.


Mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực (viết tắt: PSC) là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông, ở cao độ khoảng 15.000–25.000 m (50.000–80.000 ft). 

Nó là có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ôzôn; các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ôzôn nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa, là chất xúc tác cho sự phá hủy ôzôn, cũng như do chúng loại bỏ axít nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ôzôn.

Các đám mây xà cừ hình thành ở nhiệt độ rất thấp, dưới −78 °C. Nhiệt độ như thế có thể xảy ra ở phần dưới của tầng bình lưu tại vùng cực về mùa đông. Tại châu Nam Cực, nhiệt độ dưới −88 °C thường xuyên tạo ra mây xà cừ kiểu II. Nhiệt độ thấp như thế rất hiếm ở vùng cận Bắc cực. Tại Bắc bán cầu, sự phát sinh của các sóng núi bởi các dãy núi có thể làm lạnh cục bộ phần dưới của tầng bình lưu và dẫn tới sự hình thành của các PSC. Vì thế nói chung , các dạng mây xà cừ chỉ thấy xuất hiện trên bầu trời một số khu vực như Scandinavia, Alaska, châu Nam Cực.

(Theo Wikipedia)