Mối liên hệ giữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 20/08/2021

Thực chất hai căn bệnh này có liên quan đến nhau hay không, các triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của quý độc giả.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ là hai bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở tất cả các độ tuổi. Thông thường, bệnh không gây nguy hiểm nhưng khi để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị và tốn kém.

Mối liên hệ bệnh suy giãn tĩnh mạch với bệnh trĩ

Bạn có biết rằng bệnh trĩ và bệnh suy giãn tĩnh mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau không? Bạn đúng rồi đấy!

Cả bệnh trĩ và bệnh suy giãn tĩnh mạch đều là những tĩnh mạch bị giãn, sưng và xoắn. Thông thường, giãn tĩnh mạch hình thành ở chân, nhưng chúng có thể hình thành ở các bộ phận khác của cơ thể bạn. Khi giãn tĩnh mạch hình thành trong trực tràng, chúng được gọi là bệnh trĩ.

Nguyên nhân bị suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ

Thông thường, các tĩnh mạch có van một chiều để giúp máu lưu thông về tim. Áp lực hoặc sự suy yếu của các van này cho phép máu trở lại và đọng lại trong các tĩnh mạch. Điều này làm cho chúng giãn to ra và sưng lên. Bệnh trĩ là kết quả khi các tĩnh mạch trực tràng giãn rộng ra. Trong khi đó, bệnh suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi hệ thống các tĩnh mạch của chân giãn và sưng to.

Mối liên hệ giữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ - Ảnh 1.

Trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ có thể phát triển do áp lực quá mức ở vùng chậu và trực tràng, có thể trở nên tồi tệ hơn khi rặn, đặc biệt là khi bị táo bón. Cả tiêu chảy và táo bón tạo áp lực quá mức lên các tĩnh mạch; Tăng cân và mang thai cũng là yếu tố tăng nguy cơ và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ.

Suy giãn tĩnh mạch có xu hướng di truyền trong gia đình. Ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài có thể buộc các tĩnh mạch làm việc nhiều hơn để bơm máu về tim. Điều này có thể dẫn đến sưng, giãn tĩnh mạch và có thể làm tình trạng bệnh trĩ hiện có tiến triển nặng hơn.

Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ là gì?

Các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm ngứa, nóng rát, đau hoặc khó chịu, và có thể chảy máu khi đi cầu.

Mối liên hệ giữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ - Ảnh 2.

Đau rát hậu môn là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ

Giãn tĩnh mạch được biểu hiện thông qua việc các tĩnh mạch giãn lớn, xoắn, sưng, nổi lên màu xanh lam hoặc tím ở chân, thường ở mặt sau của bắp chân hoặc bên trong chân. Ở tình trạng nhẹ, các tĩnh mạch này rất dễ nhận biết vì có thể quan sát ngay trên bề mặt nông của da thông qua các hình mạng nhện xanh lam.

Mối liên hệ giữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ - Ảnh 3.

Triệu chứng nổi gân xanh hình mạng nhện hay gặp ở suy giãn tĩnh mạch chân

Các triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch là tê mỏi, đau nhức hoặc có thể gây sưng phù ở mắt cá chân và bàn chân, thỉnh thoảng gây chuột rút về đêm.

Cách khắc phục triệu chứng, phòng ngừa cho người bị trĩ và suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

Đối với các vấn đề về trĩ, mọi người có thể thực hiện một số phương pháp giúp khắc phục tại nhà để cải thiện triệu chứng hiện tại và ngăn ngừa tình trạng chuyển sang giai đoạn nặng hơn, như : tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước hơn để ngăn chặn táo bón; tránh thức ăn cay nóng, đồ uống có tính kích thích; Cần ý thức sớm ngay từ lúc bắt đầu xảy ra tình trạng bệnh trĩ để có hướng xử trí dứt điểm, sử dụng kem bôi Procto3 hoặc các chế phẩm kem bôi khác, kết hợp chườm lạnh vùng hậu môn và tập thể dục thường xuyên.

Mối liên hệ giữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ - Ảnh 4.

Kem bôi trĩ Procto3

Công dụng kem bôi trĩ Procto3

Procto3 được chỉ định để giải quyết tại chỗ các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát của trĩ, bao gồm cả trĩ nội, trĩ ngoại.

Với tình trạng suy giãn tĩnh mạch, hãy hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, không ngồi kiểu bắt chéo chân. Cần cố gắng nâng cao chân và bàn chân của bạn bất cứ khi nào bạn đang ngồi hoặc nằm xuống.

Người bị suy giãn tĩnh mạch cần ý thức cải thiện và phòng ngừa ở giai đoạn sớm để tránh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, cải thiện các triệu chứng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Diosmin, một flavonoid tự nhiên, lần đầu tiên được phân lập từ cây ngải cứu (Scrophularia noteosa L.) vào 1925 và được sử dụng từ 1969 như một liệu pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, các vấn đề về trĩ, và các tình trạng liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu khác; nhờ công dụng tăng trương lực tĩnh mạch, giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ và làm tăng độ bền các mạch máu.

Ngày nay, hoạt chất Diosmin được chiết xuất chủ yếu ở những loại trái cây họ cam quýt.

Mối liên hệ giữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ - Ảnh 5.

Kem bôi Diosmin Expert

Công dụng kem bôi Diosmin Expert:

- Với sự có mặt của thành phần Diosmin.

- Giúp chăm sóc vùng da chân.

- Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu.

Trong quá dùng kem bôi Diosmin Expert, cần chú ý sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế, kết hợp chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý đúng cách như ăn nhiều chất xơ trong rau củ quả, đảm bảo cơ thể đủ nước.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, liên hệ theo Hotline: 1900 27 27 81 để được hỗ trợ tư vấn thêm.

Đơn vị nhập khẩu và phân phối:

Công ty Cổ phần Dược phẩm Liviat

Địa chỉ: Số 02 Hải Triều, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Kem bôi Procto3: www.procto3.vn

Kem bôi Diosmin Expert: www.diosmin.vn