Mẹo chữa rắc rối cho"núi đôi"

Pep-Theo PLXH, Theo 00:01 09/03/2011

Chỉ cần chăm chỉ một tí, XX có thể tự mình chăm sóc và ngừa bệnh cho núi đôi bằng những "chiêu" hết sức đơn giản.<img src='/Images/EmoticonOng/13.png'>

1. Căng đau những ngày "đèn đỏ"

Có hơn 80% con gái chúng mình nhận biết chuyến ghé thăm của cô bạn nguyệt san thông qua dấu hiệu "khó chịu" của núi đôi.

Trong những ngày này, cặp tuyết lê của con gái căng và đau ngay cả khi không bị tác động nên những hoạt động thể chất chạy nhảy đành phải rời lại.

Tất nhiên là khi núi đôi nhạy cảm quá mức và dễ bị đau như thế thì con gái cũng trở nên khó chịu và cư xử "thất thường" hơn. Nhưng không phải do cố ý đâu nhé, vì bản thân XX cũng "ghét" cái chứng đau tức ngực này lắm ý.



Nếu bạn cũng đang muốn chữa triệu chứng này thì cùng lưu ý những điều sau nào:

- Hạn chế thức ăn có nhiều muối và sodium để giảm bớt việc tích nước gây sưng núi đôi.

- Không uống cà phê vì nó khiến núi đôi càng nhạy cảm.

- Ăn nhiều trái cây và rau trong khoảng 2 tuần trước ngày đèn đỏ sẽ giảm đau đáng kể.



2. "Đèn pin" tấn công núi đôi

Hix, đèn pin phá hoại "mặt tiền" của teen đã đau đầu lắm rồi, đèn pin ở lưng cũng không lạ gì nữa nhưng đèn pin ở núi đôi là thế nào?

Hiện tượng này không phải là hiếm nhưng teen girl ngại ngùng nên sẽ không chịu chia sẻ với người khác đâu, thậm chí vòng 1 của các boy cũng có thể nổi mụn nữa.

Lý do là vì lượng lỗ chân lông ở ngực của chúng mình không nhỏ, kết hợp với các hoạt động hằng ngày hoặc tập thể thao, mồ hôi tiết ra quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn hình thành. Đối với các XX trưởng thành hiện tượng này ít gặp hơn do các hocmon đã dần ổn định, da không "khó chiều" như teen girl.



Biết nguyên nhân là do lượng mồ hôi tiết ra nhiều thì chắc hẳn teen girl cũng đoán được giải pháp rồi phải không nào?

Đơn giản chỉ cần thay áo ngay sau khi tập thể thao và nên tắm sau khi tập thể thao 30-45 phút. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý rằng khi tập luyện nên mặc những chiếc áo thoải mái bằng chất liệu cotton thấm mồ hôi nhá!
 
3. "Đỉnh núi" mất hút

Đây là vấn đề "khó nói" của những teen girl có vòng 1 khiêm tốn. Đỉnh núi của những XX này thường bằng phẳng thậm chí "trốn" vào trong khi không được kích thích.

Khi có yếu tố kích thích, phần đỉnh núi này cũng không khá hơn là mấy, nhưng đây không phải là rắc rối lớn và teen hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách áp dụng những mẹo nhỏ sau:

- Massage đỉnh núi theo vòng tròn khi tắm

- Chọn áo chip cotton thoáng mát

- Ăn uống đủ dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể không quá gầy (tăng cân thì kích cỡ núi đôi cũng tăng bạn ạ).



4. Bong tróc da trên "đỉnh núi"

Có nhiều nguyên nhân khiến vùng da nhạy cảm này bị bong thành từng mảng. Hai nguyên nhân phổ biến nhất là do da bị khô và bị cọ xát với bề mặt vải hoặc bị chàm.

Thật may mắn là cả hai nguyên nhân này đều không "làm khó" teen girl. Với trường hợp da khô, teen girl nên bôi một ít vaseline lên đỉnh núi mỗi ngày, chọn áo chip mềm mại và khi tập thể thao nên dùng băng cotton mỏng dán tạm thời để bảo vệ đỉnh núi.



Trường hợp da chị chàm thì XX chỉ cần đến bác sĩ khám và uống, bôi thuốc đúng theo toa là sẽ hết thôi.