Q&A về kỹ thuật kiểm tra “cậu nhỏ”

Sức khỏe Đời sống, Theo 00:01 11/02/2010

Đây là biện pháp quan trọng và rất rất cần thiết để sớm phát hiện ra những bất thường ở “cậu nhỏ iu quý” đó!!!<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'><img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

1. Mình nghe nói kỹ thuật tự kiểm tra “cậu nhỏ” khá phức tạp, phải mua 1 bộ dụng cụ gì đó mới đủ “tầm cỡ” để tìm ra những bất thường ở “cậu nhỏ” có phải không? Nếu phải mua thì mình có thể tìm mua bộ dụng cụ đó ở đâu? (Nam Dương, Hải Phòng)

Trả lời:

Bạn Dương thân mến!

Không hiểu bạn lấy “tin vịt” này ở đâu ra, nhưng việc kiểm tra sức khỏe của “cậu nhỏ” không quá khó và phức tạp đến mức phải dùng tới hẳn 1 bộ dụng cụ đâu nhé. Sự thật là chỉ cần một chiếc gương nhỏ là đã đủ để bạn “hành sự” rùi.



Bạn hãy ngồi trên một chiếc ghế, khu vực có ánh sáng tốt và sau đó sử dụng một chiếc gương nhỏ để kiểm tra vùng bìu, xem có xuất hiện bất thường nào không? Ví dụ như sưng phồng hay nổi cục chẳng hạn. Chiếc gương sẽ là vật dụng rất hữu ích bởi vì có những vùng bạn không thể nhìn thấy rõ bằng mắt, khi đó bạn hãy dùng gương soi để hỗ trợ nhé.

2. Làm sao để biết là “thằng nhỏ” của mình có gì bất thường không? Hôm qua mình thử kiểm tra “thằng nhỏ” và có cảm giác một bên “bi” của mình hình như bé bé hơn bên kia. Mình rất lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu của căn bệnh nào đó không. (Tuấn Anh, Hà Nội)

Trả lời:

Bạn Tuấn Anh thân mến!

Cảm giác cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm tra được sức khỏe của “thằng nhỏ” đấy. Muốn “nhận diện” được “cậu nhỏ” có được khỏe mạnh hay không, bạn có thể dùng gương để tìm những vết sưng phồng hoặc lồi lõm bất thường. Tiếp đó, bạn hãy cầm tất cả bộ phận sinh dục của mình, bao gồm bìu và tinh hoàn trong lòng một bàn tay, còn tay kia thì dùng để sờ nắn xem có sự bất thường nào hay không.


Sẽ là hoàn toàn bình thường nếu một bên tinh hoàn có vị trí thấp hơn một chút so với bên kia và một bên thì có kích thước to hơn không nhiều so với bên còn lại. Vì vậy, nếu như “cậu nhỏ” của bạn không có một bất thường nào khác ngoài việc một bên “bi” bé hơn bên còn lại một chút thì bạn không cần lo lắng nhé, vì đây là hiện tượng hết sức bình thường thui.

Tuy nhiên, sẽ là không bình thường nếu bạn phát hiện thấy một bên tinh hoàn to hơn hẳn so với bên kia, hoặc hình dạng bất thường hay rất cứng. Khi đó bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để kiểm tra đấy.


3. Anh trai mình nói rằng nên kiểm tra “cậu nhỏ” bằng cách làm cho “kiếm” dựng lên, sau đó xem ở bao quy đầu có vấn đề gì không và tốt nhất là kiểm tra khi đang ngồi trong… bồn tắm (nếu không thì phải ngâm “cậu nhỏ” vào nước). Mình muốn hỏi điều này có đúng không để còn “ứng dụng” (vì anh mình thường hay lang thang trên internet nên mình sợ phương pháp này là… lượm lặt trên đó quá!)? (bip_pipo@yahoo...).

Trả lời:

Chào bạn!

Thật may là bạn đã sáng suốt chưa vội “ứng dụng” theo phương pháp này, bởi vì cách kiểm tra sức khỏe của “cậu nhỏ” này thật là… phản khoa học đấy! Việc làm cho “kiếm” dựng lên hay ngâm “cậu nhỏ” vào nước trên thực tế không có tác dụng gì trong việc phát hiện bất thường ở “cậu nhỏ” đâu bạn ạ.

Để kiểm tra “cậu nhỏ”, bạn hãy dùng một tay nắm lấy phần bìu và dương vật, sử dụng tay còn lại để kiểm tra từng bên tinh hoàn nhé. Tiếp đó, hãy dùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ lăn nhẹ qua từng bên tinh hoàn, để kiểm tra xem tinh hoàn có bị nổi cục, cứng hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào không. Thao tác này bạn nên làm chậm và nhẹ nhàng thui nhé, để chắc chăn việc kiểm tra của bạn là hoàn toàn kỹ lưỡng í mừ. Sau đó hãy đổi bên sang kiểm tra tinh hoàn bên kia với thao tác tương tự.


Và thay vì chui hẳn vào bồn tắm thì bạn hãy kiểm tra "cậu nhỏ" sau khi tắm với nước ấm. Đây là thời điểm kiểm tra thích hợp và dễ dàng nhất, bởi khi đó phần bìu sẽ thấy thoải mái nhất đó bạn nhé.

4. Mình đang bị ốm, đau họng, ho và lại còn thấy hơi đau đau ở “cậu nhỏ” nữa. Huhu mình lo quá vì mình nghe nói đây là những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn rùi có phải không? Từ trước đến nay mình chỉ toàn tự kiểm tra “thằng nhỏ” ở nhà thui, chả bao giờ đến phòng khám cho bác sĩ kiểm tra cả. Liệu đó có phải là sai lầm của mình không? (nhoc_daukho@yahoo...)

Trả lời:

Chào bạn!

Đúng là có những triệu chứng báo hiệu bệnh ung thư tinh hoàn như: đau lưng, đau bụng, ho, xuất hiện bất thường ở “núi đôi”, đau ốm hay tổn thương tinh hoàn. Nhưng không phải cứ có một trng các triệu chứng đó thì chắc chắn là bạn đã bị ung thư tinh hoàn đâu nhé. Việc quan trọng nhất bây giờ là bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Và dù cho có là bị ung thư tinh hoàn thì bạn cũng không nên quá bi quan, bởi vì ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị sớm, sức khỏe của bạn sẽ không ảnh hưởng nhiều đâu.


Việc tự kiểm tra “cậu nhỏ” ở nhà là rất tốt, nhưng vẫn nên kiểm tra tại các trung tâm y tế bạn nhé, bởi vì ở đó các bác sĩ có chuyên môn cao hơn mừ.