Sai lầm của teen khi đối phó với làn da mụn

Thu Hương (Theo Health), Theo 00:04 01/11/2010

Không rõ tại sao chúng mình lại bị mụn nhỉ? Để tìm hiểu, mình cứ bập bõm hóng hớt chỗ này chỗ kia một chút, nhưng hóa ra toàn thông tin vịt.<img src='/Images/EmoticonOng/12.png'>

1.  Mụn là kết quả của việc lười vệ sinh?

Nhiều người cứ nghĩ rằng chất dầu hay những cáu bẩn trên bề mặt da là nguyên nhân khiến da nổi mụn, thực tế lại không phải vậy.

Thực ra, những mụn đầu đen là phần da chết bám lại trên bề mặt da chứ không phải chất bẩn gì đâu.



Nếu muốn dùng dược phẩm trị mụn thì tốt nhất hãy rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt hai lần trong ngày và lau khô trước khi dùng kem trị mụn.

2. Ăn kiêng cũng khiến nổi mụn

Không ít người cứ gọi là tin sái cổ vào cái lý thuyết này, trong khi các nghiên cứu khoa học chưa hề tìm ra mối liên hệ nào giữa việc ăn kiêng và nổi mụn.

Nói dễ hiểu hơn thì dù bạn có ăn vô tư chocolate, đồ chiên kiểu Pháp, pizza hay các loại thức ăn nhanh thì không có nghĩa là mụn sẽ mọc lên ầm ầm đâu.


Chỉ có các loại thực phẩm có chứa nhiều i ốt (động vật có vỏ như sò, trai, tôm, cua…) là có thể khiến cho mụn nổi nhiều hơn thôi.

3. Đừng stress vì stress sẽ khiến ta bị mụn đấy (?!)

Sai bét. Những stress thông thường mà hàng ngày chúng ta vẫn gặp về cơ bản không tạo điều kiện cho mụn xuất hiện đâu.


Mà trớ trêu thay, một số loại thuốc được dùng để giảm stress lại có tác dụng phụ là khiến mụn nổi trên mặt hoặc tại một vài vị trí nào đó trên cơ thể.

4. Một khi thấy có dấu hiện mụn, cứ để nó được tự nhiên?

Lời khuyên ở đây là đừng làm vậy. Khi bị mụn, chúng ta không nên cậy hay nặn mụn mà hãy đến gặp bác sĩ da liễu.


Với y học tiến bộ như ngày nay, không có lẽ gì mà mụn lại có thể để lại sẹo cho chúng ta được.

5. Da dầu là mảnh đất tốt cho mụn nhọt nảy sinh?

Đúng là những ai bị mụn thường có làn da dầu, nhưng da dầu là một triệu chứng do mụn gây ra chứ không phải là da dầu là nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt.


Vì khi bị mụn, các lỗ chân lông sẽ không được vệ sinh sạch sẽ mỗi khi rửa mặt, lâu dần các vi khuẩn và chất dầu sẽ tích tụ lại và làm cho tình trạng mụn phức tạp hơn.

6. Mụn nhọt là dễ lây lan lắm?

Nhiều người thường hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiều mụn trên mặt vì sợ bị lây mụn theo cách nào đấy.

Điều này không hề đúng và cũng chẳng có cơ sở khoa học nào. Chẳng có cách gì khiến bạn “nhận” hoặc “trao đổi” mụn với người khác thông qua giao tiếp thông thường.

7. Dùng thuốc càng liên tục càng nhanh khiến mụn bay hết?

Khi bị mụn, chúng mình tin rằng dùng thuốc càng liên tục thì càng nhanh khỏi. Trên thực tế thì việc dùng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ, và nếu dùng với liều lượng thấp vừa đủ thì thuốc sẽ có tác dụng hết, sau đó tăng liều lượng dần dần để theo dõi các phản ứng phụ.


Hơn nữa, cách này cũng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều về tài chính.