Xoắn thừng tinh hoàn, biến chứng nguy hiểm với 2 hòn bi

Blue, Theo 00:01 02/04/2010

Xoắn thừng tinh hoàn là một biến chứng nguy hiểm thực sự chỉ xảy ra ở các XY. Nếu chậm trễ trong chẩn đoán và xử lý, khả năng mất 2 “hòn bi” là rất lớn.<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

1. Em đã được nghe nhiều về bệnh xoắn thừng tinh ở teen chúng em. Nguyên nhân  gây bệnh này là gì ạ? Liệu việc luyện tập thể thao quá độ có là một trong những nguyên nhân gây bệnh không ạ? (Mạnh Chiến, 15 tuổi)

Trả lời:

Mạnh Chiến thân mến!

Xoắn thừng tinh hoàn là hiện tượng thường xảy ra ở những XY dưới 30 tuổi,  nhưng tỉ lệ mắc bệnh này cao nhất thường rơi vào độ tuổi từ 12-18 tuổi bạn ạ.



Có thể điểm mặt những nguyên nhân gây nên xoắn thừng tinh hoàn ở XY như:

- Bất thường bẩm sinh

- Tinh hoàn không xuống bìu đầy đủ

- Hoạt động thường ngày, sinh hoạt tình dục

- Bị chấn thương

- Tập luyện thể lực quá độ

- Phản xạ thừng tinh

- Khí hậu lạnh
 
2. Khi bị xoắn thừng tinh hoàn thì những dấu hiệu nào để nhận biết triệu chứng của bệnh đây. Bìu của em hôm nay một bên tự nhiên hơi sưng đau, không biết có phải là bệnh đó ghé thăm không nữa hay do em mặc quần lót quá chật chội ạ? (Tùy Phong, HN)


Trả lời:

Khi bị xoắn thừng tinh hoàn ghé thăm, bạn sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết sau:

- Đau nghiêm trọng xảy ra ở một bên bìu.
 
- Xoắn có thể xảy ra trong lúc XY đang làm việc, có liên quan đến chấn thương, hoặc xảy ra trong khi ngủ và có những biểu hiện sau: Sưng bìu, buồn nôn và nôn (20-30%), đau bụng (20-30%), sốt (16%), tiểu rắt (4%)

Ngoài ra, bạn có thể có những triệu chứng khác như:

- Đau tinh hoàn khi nắn; vị trí cao hơn tinh hoàn bên kia.
- Tinh hoàn nằm ngang.
- Sưng phù tinh hoàn; phù toàn bộ bìu.
- Bìu sung huyết đỏ.
- Mất phản xạ thừng tinh 2 bên.
- Không bớt đau khi nâng bìu.


3. Có hay không những biện pháp điều trị cho bệnh này? Liệu chúng em có được tự ý mua thuốc về uống không? (Titica, HCM)

Trả lời:

Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh xoắn thừng tinh hoàn, bạn nhất thiết phải đi khám sớm và không được tự ý mua thuốc về bôi, uống, điều trị.

Khi đến bệnh viện, bác sỹ có thể tiêm thuốc giảm đau nhẹ khi đã chẩn đoán xoắn thừng tinh hoàn trong khi chờ các xét nghiệm khác.

Bác sỹ cũng sẽ thử tháo xoắn bằng tay cho bạn. Nếu thành công, bạn sẽ bớt đau ngay. Tháo xoắn tinh hoàn bằng tay có tỉ lệ thành công khoảng 30-70%. Với biện pháp này, bác sỹ sẽ đứng đối diện với bệnh nhân (đang ở tư thế đứng hoặc nằm) và cầm tinh hoàn phải của bệnh nhân bằng 2 ngón cái và trỏ trái của mình.


4. Khi bị xoắn tinh hoàn, nếu không điều trị kịp thời, liệu có để lại những biến chứng không hay bệnh này cũng khá đơn giản? (Quốc Dũng, BN)

Trả lời:

Chào Quốc Dũng!

Xoắn tinh hoàn tuy là một bệnh đơn giản khi điều trị kịp thời, thế nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm, chúng có thể sẽ để lại một số biến chứng khá nguy hiểm như: Hoại tử tinh hoàn, mất tinh hoàn, nhiễm trùng, vô sinh thứ phát do mất tinh hoàn, biến dạng tinh hoàn....


Do đó, những nhân nghi ngờ bị mắc bệnh này cần được chẩn  đoán sớm thì tỉ lệ cứu sống tinh hoàn có thể  đạt 100% . Phẫu thuật cố định tinh hoàn (orchiopexy) không đảm bảo sẽ không xảy ra xoắn thừng tinh hoàn sau này, dù có giảm tỉ lệ tái xoắn.