Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức?

Hieuthuba, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 24/06/2021

Lợi dụng người yếu thế làm “con mồi” cho kế hoạch chuộc lợi đầy gian xảo, cả bộ phim I Care A Lot và vụ án của Britney Spears đều có điểm chung gây phẫn nộ.

Một trong những vụ lùm xùm đình đám nhất Hollywood có lẽ chính là câu chuyện về nữ ca sĩ Britney Spears. Ở tuổi 39, “công chúa nhạc Pop” ngày nào vẫn không có quyền kiểm soát cuộc sống của mình, làm dấy lên phong trào đòi quyền lợi #FreeBritney của đông đảo người hâm mộ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cô dường như vẫn đang mắc kẹt trong hệ thống giám hộ không có một kẽ hở để xoay chuyển tình thế.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 1.

Câu chuyện trái ngang của Britney Spears chính là những gì bộ phim đình đám I Care A Lot (Người Giám Hộ Hoàn Hảo) lột tả, chỉ có điều chuyển đối tượng “con mồi” sang cộng đồng lớn hơn là những người cao tuổi neo đơn, thiếu sự giúp đỡ. Bộ phim lật mở lại những vấn đề còn đang tồn tại của hệ thống luật pháp, hành pháp nước Mỹ khi những kẻ khôn lỏi có thể lợi dụng quyền giám hộ để chuộc lợi riêng cho bản thân mình và giữ nạn nhân câm nín, không thể lên tiếng.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 2.

I Care A Lot: Câu chuyện thực tế đến chấn động về kẽ hở của hệ thống luật pháp, hành pháp nhằm chuộc lợi trên những người yếu thế

I Care A Lot kể về Marla Grayson - một người phụ nữ hành nghề giám hộ. Marla săn lùng những người cao tuổi có tài chính, cấu kết với bác sĩ để bịa ra bệnh tật cho nạn nhân và thuyết phục quan tòa biến ả ta thành người giám hộ chính thức của đối tượng. Từ đó, Marla nắm quyền quản lý tiền bạc, tài sản của nạn nhân và tự tính phí dịch vụ đắt cắt cổ, biến tiền của họ dần trở thành tiền của mình mà vẫn được nhiều người ca ngợi.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 3.

Quyền bảo hộ, giám hộ thường được coi là “trường hợp cần kíp cuối cùng”. Thông thường, dịch vụ này chỉ được áp dụng cho những cá nhân không thể tự chăm sóc cho bản thân. Chính vì vậy, tài sản cũng như nhiều quyền công dân của người này sẽ bị tước đi và trao lại cho người giám hộ quản lý, điều khiển.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 4.

Những mối quan hệ bảo hộ này thông thường rất khó để chấm dứt và tạo ra nhiều vấn đề liên quan, nhất là khi người được bảo hộ muốn giành lại quyền của mình. “Tôi đã làm nghề này 23 năm mà chưa thấy một trường hợp giám hộ nào được hủy bỏ”, một luật sư tên Brian Tully trao đổi với trang Market Watch.

Britney Spears: “Công chúa nhạc Pop” chật vật trong sự tự do bị bó buộc, những vụ kiện cáo và phong trào #FreeBritney đình đám

Nữ ca sĩ Britney Spears trong nhiều năm nay đã thu hút sự chú ý bởi phong trào #FreeBritney (Giải thoát Britney) được tạo ra bởi người hâm mộ. Mục đích của cuộc vận động dài hơi này là để giúp Britney giành lại quyền quản lý cuộc sống riêng của mình khỏi tay người bố Jaime Spears - cũng là người giám hộ của cô.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 5.

Người hâm mộ đi biểu tình, đòi công bằng cho Britney Spears

Mọi chuyện bắt đầu vào thời điểm năm 2008 khi Britney đã làm công chúng hoảng hồn với vụ sang chấn tâm lý lớn nhất cuộc đời mình, tự giam mình cùng con trai ở trong phòng suốt 72 giờ. Từ đó, ông Jaime Spears giành được quyền trở thành người giám hộ đúng theo luật pháp của Britney Spears và được trả khoảng 130 nghìn đô/năm (khoảng 3 tỷ đồng) nhờ vai trò này.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 6.

Nhiều người hâm mộ phát giác các điểm bất thường trong những bài đăng tải của Britney trên mạng xã hội - và sau đó rất nhiều giả thuyết được đưa ra rằng nữ ca sĩ đang không được tự quản lý mạng xã hội của mình, ngầm gửi những “thông điệp cầu cứu” qua các đoạn video nhảy nhót, múa máy trong nhà. Chính Britney Spears cũng đang trong quá trình kiện tụng để ngăn ông Jamie Spears khỏi việc quản lý sự nghiệp, tài sản của mình. Hồi tháng 11, luật sư đại diện của cô đã khẳng định rằng Britney “cực kỳ phản đối” quyền giám hộ của bố ruột, và sẽ không hoạt động nghệ thuật cho đến khi sự nghiệp của cô được “giải phóng” khỏi bàn tay của ông, trang New York Times đưa tin. Người này cũng cho biết rằng đã từ lâu, ông Jamie không hề gặp và nói chuyện với con gái, song vẫn có toàn bộ quyền lực trên tài sản của cô.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 7.

Hình ảnh Britney Spears đi chân trần về sau phiên tòa về quyền giám hộ năm 2019

Sau nhiều tranh chấp, nữ ca sĩ vẫn gục ngã trước quyết định nửa vời của tòa án: đơn kiện của cô bị bác bỏ. Thay vào đó, có một công ty thứ 3 sẽ được thuê để cùng quản lý tài sản của cô song song với bố ruột. Tất nhiên, tiền trong tài khoản của cô cũng sẽ được dùng để chi trả chi phí quản lý cho bên thứ 3 này.

Như vậy, có thể thấy câu chuyện về quyền giám hộ và sức ảnh hưởng đến không thể chống cự của nó đối với đối tượng “được” giám hộ. Những sự kiện tưởng như chỉ có ở trên phim thực chất lại đang xảy ra với chính Britney Spears, nhờ vào kẽ hở của luật pháp nước Mỹ.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 8.

Miley Cyrus đã từng hô to khẩu hiệu "Free Britney" trên sân khấu. Nhiều ngôi sao khác của Hollywood cũng góp giọng ủng hộ cho Britney

I Care A Lot và Britney Spears: Khi hệ thống nhân đạo trở thành công cụ của những kẻ thiếu đạo đức

Bắt nguồn từ nghĩa cử tốt đẹp nhằm giúp đỡ những người không có khả năng nhận thức, hành động sống an toàn và yên ổn, câu chuyện về quyền giám hộ giờ đây có thể biến tướng thành công cụ chuộc lợi, hại người mà vẫn được pháp luật Mỹ cho phép.

Trong I Care A Lot, ngành nghề này thậm chí còn có thể trở thành “siêu lợi nhuận”, hoạt động êm thấm với vỏ bọc đạo đức hoàn hảo mà khó ai có thể nhìn thấu thực - hư. Quá trình xem xét, chứng thực để có thể đảo ngược lại kết quả hoàn toàn không dễ dàng khi người giám hộ được trao quá nhiều quyền lực đến mức khống chế được nạn nhân.

Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 9.
Giật mình sự trùng hợp của bom tấn Hollywood và bi kịch Britney Spears: Quyền giám hộ đang là công cụ kiếm tiền thiếu đạo đức? - Ảnh 10.

Vụ án, câu chuyện dai dẳng của Britney Spears sẽ còn tiếp diễn. Tuy nhiên, nữ ca sĩ ít nhất còn có tiếng nói và sự ủng hộ của đông đảo người hâm mộ. Điều này đặt ra câu hỏi: còn có bao nhiêu người đang phải chịu cảnh bất công như Britney, như phim mà chẳng thể lên tiếng? I Care A Lot vừa là một tác phẩm giật gân, vừa là một nụ cười chua chát, nhạo báng lên sự bất cập và dễ lợi dụng của một hệ thống sinh ra để “bảo vệ người khác”.

Nguồn ảnh: Netflix, Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày