Cháu ngoại đến nhà chơi, ông hỏi: "Có chán không?", câu trả lời khiến ông điếng người vì kế hoạch vô tâm của con rể bị bại lộ

Vũ Trịnh, Theo Trí Thức Trẻ 22:01 30/08/2021

Chỉ hỏi cháu có chán khi đến nhà mình chơi không, ông ngoại đã phải lặng người khi biết được sự thật về kế hoạch của con rể.

Trong văn hóa Á đông, đặc biệt là Trung Quốc, định kiến trọng nam khinh nữ tồn tại từ rất lâu. Dù tư duy của con người đã có thay đổi song ở đâu đó vẫn còn tồn tại khái niệm này. Những đứa cháu trai sinh ra trong gia đình thường là niềm vui lớn của cả nhà, đứa trẻ cũng vì thế mà có thể sẽ phải nhận những trách nhiệm hoặc kỳ vọng lớn lao từ ông bà, cha mẹ.

Một người đàn ông họ Lưu ở Trung Quốc sau nhiều chục năm làm việc đã quyết định nghỉ hưu để an hưởng tuổi già. Vợ chồng ông chỉ có duy nhất một cô con gái và đã lấy chồng. Chị sinh được một đứa con trai và dù là cháu ngoại, ông bà rất cưng chiều đứa trẻ. May mắn là nhà chồng của cô con gái chỉ cách đó chục phút đi xe, cứ dăm ba bữa là chị lại đưa cháu ngoại về thăm, điều này như niềm an ủi cho tuổi già của hai cụ.

Cháu ngoại đến nhà chơi, ông hỏi: Có chán không?, câu trả lời khiến ông điếng người vì kế hoạch vô tâm của con rể bị bại lộ - Ảnh 1.

Thông thường khi đứa trẻ tan học hoặc nghỉ cuối tuần, gia đình con gái sẽ đến ăn cơm, và đôi vợ chồng già lần nào cũng làm một bàn đồ ăn thịnh soạn.

Vài ngày trước, khi đang ăn cơm, ông Lưu nhìn đứa cháu kháu khỉnh của mình đang ăn cơm ngon lành liền nổi hứng hỏi: "Cháu đến nhà ông ăn cơm thường xuyên mà không chán sao?".

Đứa bé lắc đầu, những tưởng đứa trẻ thích việc được qua nhà ông bà chơi như thế này nên ông cụ đã mừng thầm. Tuy nhiên, sau đó cậu bé nói một câu khiến người ông lặng người: "Bố nói, ông ngoại không có con trai, con là người mà ông yêu nhất, sau này mọi thứ của nhà ông ngoại sẽ là của con".

Ông Lưu điếng người và hụt hẫng vì câu nói vừa rồi của đứa cháu. Không ngờ chỉ mới học mẫu giáo nhưng cậu bé đã được bố mình đề cập tới chuyện tài sản. Mọi niềm vui trước đó như tan thành mây khói, ông quay người đi và xót xa lau những giọt nước mắt của mình.

Cháu ngoại đến nhà chơi, ông hỏi: Có chán không?, câu trả lời khiến ông điếng người vì kế hoạch vô tâm của con rể bị bại lộ - Ảnh 2.

Tuy nhiên, cả hai cụ già đều không tức giận, người mẹ còn quay sang con gái và nhẹ nhàng hỏi: "Hai ta tuy già rồi nhưng hiện thời bố mẹ còn sống tốt. Cháu ngoại chỉ mới 4 tuổi mà chỉ chăm chăm vào chuyện đó thôi, điều này có thực sự tốt không? Đó là cách mà vợ chồng các con giáo dục cháu của mẹ sao?".

Quả thực, trong câu chuyện trên đứa trẻ hoàn toàn không có lỗi mà trách nhiệm ở đây nên thuộc về bố mẹ. Cả hai đã sớm khiến con có tư duy không đúng đắn. Điều trẻ cần học ở lứa tuổi này là sự hiếu thảo, nghe lời ông bà cha mẹ chứ không phải là vấn đề lớn lao và xa vời như chuyện thừa kế.

Nếu không uốn nắn sớm, đứa trẻ rất dễ sa đà vào việc quan trọng hóa vật chất và tiền bạc, nghiêm trọng hơn là khiến trẻ dễ đánh mất động lực để tự phát triển bản thân trong tương lai mà chỉ trông chờ vào thứ sẵn có trước mắt.

Nguồn: Sohu