Cô gái 23 tuổi bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư vú do hai thói quen nhiều người trẻ yêu thích

Phạm Trang, Theo Phụ nữ mới 21:22 21/10/2023

Những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây ra ung thư vú ở người trẻ.

Cô Lưu (23 tuổi, Trung Quốc) hiện là nhân viên cho một công ty dịch vụ truyền thông. Hơn một năm trước, khi đi khám sức khỏe, cô phát hiện bản thân có một khối u kích thước khoảng 1cm ở ngực phải. Vào thời điểm đó, khối u này được chẩn đoán là u xơ tuyến vú và được bác sĩ yêu cầu kiểm tra định kỳ.

"Lúc đầu tôi hơi sợ nhưng sau khi nghe nói đây là khối u lành tính nên đã bỏ qua." - Cô Lưu cho biết. Cách đây không lâu, khi đi tắm, cô Lưu có cảm giác khối u ngày càng lớn nên đến kiểm tra lại. Kết quả phát hiện ung thư vú.

Cô gái 23 tuổi bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư vú do hai thói quen nhiều người trẻ yêu thích - Ảnh 1.

Sau khi loại trừ một số yếu tố di truyền và những nguyên nhân khác, bác sĩ cho rằng bệnh ung thư vú của cô Lưu có liên quan đến những thói quen sinh hoạt không tốt. Theo lời cô Lưu, do tính chất công việc bận rộn nên cô thường gọi đồ ăn sẵn hoặc thực phẩm siêu chế biến, đồng thời cũng thường thích ăn uống các loại đồ ngọt chứa nhiều đường. Ngoài ra, cô còn thói quen thức xem các chương trình truyền hình đến tận đêm khuya.

Phó khoa phẫu thuật, Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang, Lý Vĩnh Phong (Trung Quốc) cho biết, dù cơ chế bệnh của khối u ác tính ở phụ nữ có liên quan đến nhiều yếu tố nhưng cũng liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt.

Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện rằng, các tế bào ung thư vốn có sẵn trong cơ thể người, ban đầu ở trạng thái khởi động, chỉ khi bị kích thích mới nhanh chóng sinh sôi và phát triển thành bệnh. Chẳng hạn như uống quá nhiều đồ có gas, dầu mỡ và protein cũng như những thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, mệt mỏi... đều là "chất kích thích" tế bào ung thư phát triển.

May mắn, sau khi phẫu thuật, cô Lưu vẫn đang phục hồi tốt.

Làm gì để ngăn ngừa ung thư vú?

Các yếu tố gây ra ung thư vú có thể chia thành yếu tố bẩm sinh (nồng độ hormone, di truyền...) và các yếu tố nguy cơ về lối sống thường ngày. Chúng ta có thể giảm nguy cơ ung thư vú thông qua lối sống lành mạnh hơn.

1. Để cơ thể vận động

Cô gái 23 tuổi bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư vú do hai thói quen nhiều người trẻ yêu thích - Ảnh 2.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và những thay đổi trong lối sống của con người, con người thường ngồi một chỗ khi làm việc và thư giãn. Tuy nhiên, ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong, điều này đã được ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục lâu dài có thể tạo ra môi trường ức chế ung thư trong cơ thể,  giảm tỷ lệ mắc ít nhất 13 loại ung thư. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chọn một phương pháp tập luyện thích hợp nhất, không cần vất vả và nặng nhọc nhưng phải kiên trì.

2. Thói quen ăn uống lành mạnh

Thông qua phân tích toàn diện kết quả của hơn 10 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phụ nữ ăn nhiều rau hoặc trái cây hơn có thể giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Ví dụ, phụ nữ ăn nhiều rau như súp lơ, bắp cải và bông cải xanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tái phát của ung thư vú. Vitamin C, carotenoid và polyphenol trong những loại rau này có thể có tác dụng chống ung thư quan trọng. Mỗi người nên tiêu thụ 300-500g rau và 200-350g trái cây tươi mỗi ngày.

Sử dụng rượu bia lâu dài có thể làm suy giảm chức năng gan, giảm lượng estrogen bất hoạt, tăng nồng độ estrogen trong máu; béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, chủ yếu do ảnh hưởng đến nồng độ các hormone trong cơ thể như estrogen, Insulin, cả hai cấp độ.

3. Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng

Điều đáng chú ý là nhiều phụ nữ thích dùng các loại thực phẩm chức năng và thuốc giảm cân, đây thường là những nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư vú. Bởi vì nguyên tắc của hầu hết các loại thuốc giảm cân là làm mất nước trong cơ thể con người, sử dụng lâu dài không chỉ gây giảm cân mà còn gây rối loạn nội tiết.

Cô gái 23 tuổi bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư vú do hai thói quen nhiều người trẻ yêu thích - Ảnh 3.

4. Sàng lọc

Việc sàng lọc trở nên đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ từ 40 đến 74 tuổi và những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Mỗi phụ nữ nên tự kiểm tra thường xuyên ngực của mình để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề. Ngoài việc tự kiểm tra, các phương pháp được khuyến nghị chính thức là chụp nhũ ảnh (mammography) và chụp cộng hưởng từ. 

Khi thấy có dấu hiệu bất thường như u vú, tiết dịch núm vú, hạch nách to,… thì đừng tự ý phán xét hay lo lắng mà hãy đến các trung tâm y tế để có được sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia.

Nguồn: sina