Đừng cậy mình trẻ, trắc nghiệm xem bạn có suy dinh dưỡng không dù vẫn ăn uống đủ đầy

Mỹ Anh, Theo Trí Thức Trẻ 14:54 04/11/2021

Không chỉ người trẻ mà cả người lớn tuổi trong gia đình cũng có thể gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu không điều chỉnh ngay thì điều này có thể gây suy giảm chất lượng sống và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.

Theo chia sẻ từ bác sĩ Dương Thị Phượng (Khoa Dinh dưỡng và Tiết Chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội): "Hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam tính trong cộng đồng dao động từ 15-20%. Thế nhưng tỷ lệ này có thể cao hơn trong bệnh viện. Các khảo sát cũng cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi nằm viện dao động từ 45-60% tùy mức độ bệnh".

Đừng cậy mình trẻ, trắc nghiệm xem bạn có suy dinh dưỡng không dù vẫn ăn uống đủ đầy - Ảnh 1.

Bác sĩ Dương Thị Phượng (Khoa Dinh dưỡng và Tiết Chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)

Điều này cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở cả người trẻ lẫn người lớn tuổi đều có nguy cơ rất cao. Một số nguyên nhân thường gặp gây suy dinh dưỡng có thể kể đến chế độ ăn uống không cân bằng, ăn kiêng quá đà, hay có thói quen ăn mặn, uống ít nước...

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết mình có thuộc nhóm đối tượng bị suy dinh dưỡng hay không thì thử làm ngay bài Quiz dưới đây để xem chính bạn hoặc người thân có đang gặp phải những tín hiệu suy dinh dưỡng không nhé!

Đừng cậy mình trẻ, trắc nghiệm xem bạn có suy dinh dưỡng không dù vẫn ăn uống đủ đầy - Ảnh 2.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng mà bạn hoặc người thân nên áp dụng:

- Cần ăn đa dạng thực phẩm để nhận được nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo đủ năng lượng, cân đối đầy đủ các chất, phân bố bữa ăn hợp lý.

- Hạn chế mỡ động vật, nên ăn nhiều cá, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

- Chọn gạo mềm, dẻo, không xát quá trắng. Trong chế độ ăn hàng ngày, nên giảm cơm và dùng thêm các loại ngô, khoai.

- Bảo đảm cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể. Nên ăn cá nhiều hơn thịt, mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 lần cá và không ăn quá 3 quả trứng. Nên tăng sử dụng đạm thực vật như đậu hũ, tàu hũ ky, sữa đậu nành, các loại đậu đỗ...

- Thường xuyên uống sữa, chọn loại giảm béo, ít đường để bổ sung canxi đề phòng loãng xương, có thể chọn sữa chua sẽ dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, để chú trọng phòng ngừa loãng xương, cần tăng cường thực phẩm giàu canxi như cá nhỏ ăn cả xương, tép ăn nguyên cả vỏ, rau xanh...

- Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E, beta-caroten) có trong rau quả tươi, nhiều màu sắc, đặc biệt là rau xanh lá như rau ngót, rau đay, mồng tơi... dầu thực vật, các loại gia vị như hành, hẹ, gừng, nghệ,...

- Uống đủ nước, khoảng 6 - 8 ly mỗi ngày (Chú ý: Uống nước thường xuyên dù không khát, nhất là vào mùa hè).

- Hạn chế thực phẩm nhiều đường ngọt, kể cả mật ong.

- Ăn muối vừa phải, giảm gia vị mặn (muối, nước tương, nước mắm), hạn chế thực phẩm mặn như khô, mắm, thức ăn kho mặn,...

- Hạn chế thức uống có cồn.

- Ăn đa dạng nhiều loại trái cây nhiều màu sắc. Riêng với trái cây ngọt chỉ nên ăn vừa phải. Nên ăn cả trái sẽ giúp nhận được nhiều chất xơ hơn là chỉ ép lấy nước.

*Thông tin trong bài được cung cấp bởi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

1. Bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn sức khỏe của Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội theo số: 190064222.

2. Nếu bạn ở xa hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn sức khỏe của Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội theo số: 19006422 để được thăm khám nhé.

Đừng cậy mình trẻ, trắc nghiệm xem bạn có suy dinh dưỡng không dù vẫn ăn uống đủ đầy - Ảnh 5.