“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 03/12/2021

"Shop for stories" - mua sắm vì những câu chuyện thương hiệu và giá trị tạo dựng cho khách hàng, đang trở thành một trong những xu hướng mua sắm chính của thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z trong thế kỷ 21.

Nếu giờ vẫn ngụp lặn trong Marketing 4.0, bạn đã chậm hơn một nhịp khi marketing đã bước sang kỷ nguyên 5.0 rồi. Một trong những điểm nổi bật với Marketing 5.0 là phân tích nhu cầu của thế hệ tiêu dùng mới: Gen Z. Trong cuốn sách Marketing 5.0 của tác giả Philip Kotler, ông đã chỉ ra những đặc điểm trong hành vi mua sắm của các bạn trẻ Gen Z. Một trong số đó là việc quan tâm nhiều hơn tới tính bền vững của sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những giá trị được lan tỏa khi họ thực hiện hành vi mua sắm, không chỉ cho doanh nghiệp mà tới toàn xã hội.

Nghe có vẻ to tát đúng không? Thực ra đơn giản lắm: Các bạn trẻ giờ đây chọn những chiếc áo được sản xuất bởi các công ty không sử dụng lao động trẻ em hay chọn nhãn đồ uống cam kết giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần. Shopping không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm nữa rồi khi người tiêu dùng muốn mua cả những giá trị, câu chuyện tích cực đằng sau sự ra đời của mỗi sản phẩm. Trước sự thay đổi hành vi ấy, những doanh nghiệp tạo tác động xã hội ngày càng nổi lên như "điểm đến" tin tưởng cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức mà hoạt động kinh doanh không chỉ tạo ra thu nhập mà còn hướng tới giải quyết một vấn đề của cộng đồng địa phương hoặc toàn cầu một cách bền vững, hệ thống.

“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội - Ảnh 1.

"Khách hàng không chỉ mua sản phẩm, họ mua câu chuyện"

Chân lý đó hoàn toàn đúng với hoạt động của The Animal Project (TAP) - doanh nghiệp xã hội Singapore thuộc Made With Passion - sáng kiến quốc gia của Singapore nhằm tôn vinh những thương hiệu nội địa sẵn sàng lan toả đam mê và tinh thần biến tiềm năng thành hiện thực của đảo quốc.

“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội - Ảnh 2.

The Animal Project hiện tại đang hỗ trợ 5 nghệ sĩ trẻ người Singapore

Được thành lập vào năm 2013, TAP mang trong mình sứ mệnh tạo ra sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh khi kết hợp các loại hình nghệ thuật được khắc hoạ bởi những nghệ sĩ có nhu cầu đặc biệt (special needs) và biến chúng thành những sản phẩm đời sống đầy chất lượng. Chỉ cần "dạo quanh shopping", bạn sẽ thấy vô vàn sản phẩm từ đồ lưu niệm, bộ chén đĩa, quần áo, văn phòng phẩm… với những họa tiết, thiết kế độc đáo. Đằng sau mỗi sản phẩm là câu chuyện của các nghệ sĩ với nhu cầu đặc biệt và năng khiếu nổi trội, TAP đã giúp họ thay đổi cuộc sống từ tiền bản quyền cho các tác phẩm. Ngay cả các công đoạn sau sản xuất, bao gồm đóng gói, dán nhãn và nhập kho cũng như vận chuyển được hỗ trợ bởi các nhân viên "đặc biệt".

TAP ra đời không chỉ giúp cho những nghệ sĩ có nhu cầu đặc biệt có được một cuộc sống ổn định hơn, mà còn mang nghệ thuật địa phương tới đông đảo khách hàng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, 50% lợi nhuận cũng sẽ được quyên góp cho một tổ chức từ thiện được chọn lọc bởi TAP. Các loại hình nghệ thuật được chọn lọc kĩ lưỡng và được sử dụng trong các sản phẩm/ấn phẩm. Khi khách hàng mua một món đồ, điều họ "yêu" không chỉ là tính năng thông dụng mà món đồ đó đem lại, mà còn là những giá trị nghệ thuật, câu chuyện ý nghĩa phía sau.

“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội - Ảnh 3.

Nguồn ảnh: Torque

“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội - Ảnh 4.
“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội - Ảnh 5.

Các sản phẩm của The Animal Project

Thấu hiểu những giá trị TAP đang tạo ra cho xã hội, nhiều tập đoàn lớn cũng đã đồng hành cùng TAP để lan tỏa những thông điệp ý nghĩa với mong muốn giúp nhiều nghệ sĩ hơn. Trong dịp lễ Giáng sinh 2019, TAP hợp tác cùng Starbucks trong Happy Holidays Collection, ra mắt bộ sưu tập được thiết kế bởi Tay Jun Yi, một thiên tài người Singapore mắc chứng tự kỷ. Không chỉ độc đáo và đáng yêu, những sản phẩm Giáng sinh như ly, chén đĩa nhỏ còn được sản xuất một cách bền vững, lan toả đúng tinh thần bảo vệ môi trường. Sự hợp tác này đánh dấu sự khởi điểm cho việc Starbucks trở thành đối tác cho Autism Resource Centre (tạm dịch: Trung tâm nguồn lực dành cho người tự kỷ).

“Học tập” Gen Z để mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội - Ảnh 6.

Sự kết hợp của Starbucks and The Animal Project đã tạo ra những chiếc cốc dễ thương mang không khí Giáng sinh

Khi nhận thức của cộng đồng về doanh nghiệp xã hội ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp như TAP sẽ tiếp tục tạo ra được nhiều giá trị trong cộng đồng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người trẻ và hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.