Phát hiện bất thường ở lưỡi, người phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú đã di căn, bác sĩ hướng dẫn 3 bước tự kiểm tra

Phạm Trang, Theo Tổ quốc 22:03 18/11/2023

Một phụ nữ 50 tuổi bỗng cảm thấy mệt mỏi, những vết loét ở lưỡi không lành sau vài tuần. Khi đi khám, bà được chẩn đoán ung thư vú và qua đời sau nửa năm nằm viện.

Bà Trương (đã thay đổi tên, 50 tuổi, Đài Loan, Trung Quốc) có tiền sử ung thư vú. Sau khi trải qua hóa trị và phẫu thuật cắt bỏ vú phải, bà đã trở lại cuộc sống bình thường. Không may, chỉ vài tháng sau, người phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, da bong tróc... 

Đồng thời, trên lưỡi của bà cũng xuất hiện các vết loét và không lành lại sau vài tuần. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết tế ung thư đã di căn lên não và hình thành các vết loét tại lưỡi. Sau đó, bà Trương qua đời sau chưa đầy nửa năm nằm viện. 

Phát hiện bất thường ở lưỡi, người phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú đã di căn, bác sĩ hướng dẫn 3 bước tự kiểm tra - Ảnh 1.

Bác sĩ điều trị cho người phụ nữ cho hay: “Tế bào ung thư vú có thể di căn qua đường máu hoặc hệ bạch huyết. Các vị trí xâm lấn phổ biến nhất là xương, phổi và gan. Đối với trường hợp bà Trương, dù bệnh nhân được xạ trị nhưng các tế bào ung thư di căn đã lan đến nhiều cơ quan quan trọng như gan và phổi khiến bà qua đời trong vòng chưa đầy nửa năm."

Ung thư vú khá khó phát hiện ở giai đoạn đầu, chính vì vậy, việc thường xuyên tự kiểm tra là điều vô cùng quan trọng.

3 bước tự kiểm tra ung thư vú

1. Quan sát

Dưới ánh sáng, hãy quan sát trên ngực xem có các vết đốm, vết rỗ hoặc mụn trứng cá hay bong tróc da bất thường xuất hiện không. Cùng với đó, ung thư vú có thể gây biến dạng mô, vì vậy hãy cẩn thận quan sát xem núm vú bị trũng xuống hay không.

2. Xoa nắn

Để ngực ở trạng thái tự nhiên, chụm 4 ngón tay trừ ngón cái ấn nhẹ vòa ngực theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và phần dưới nách.

Phát hiện bất thường ở lưỡi, người phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú đã di căn, bác sĩ hướng dẫn 3 bước tự kiểm tra - Ảnh 2.

Nếu nằm để kiểm tra, nên nằm thẳng, không ấn hoặc nắm bằng lòng bàn tay hoặc đầu ngón tay, cũng không nên dùng lực quá mạnh. Nếu phát hiện khối cứng hơn mô vú ở vị trí bị ấn, nên đến bệnh viện kiểm tra bất kể có đau hay không.

3. Ấn vào núm vú

Dùng ngón tay ấn nhẹ vào núm vú để kiểm tra xem có dịch tiết bất thường tràn ra như màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm hay không, nếu có hãy nhờ bác sĩ tư vấn kịp thời.

Những hành vi có thể gây hại cho ngực

Vú là cơ quan vô cùng mỏng manh, một số cử động hoặc hành vi bất cẩn trong cuộc sống hàng ngày có thể gây tổn thương cho ngực.

1. Thường xuyên mặc áo bó sát, nịt ngực

Việc thường xuyên mặc áo bó sát hoặc áo nịt ngực sẽ máu bị tắc nghẽn, không thể lưu thông, xuất hiện cảm giác đau đớn, ngột ngạt. Cùng với đó, việc bóp mạnh cũng có thể làm vỡ mạch máu, dễ hình thành khối máu tụ và dẫn đến u nang vú.

2. Căng thẳng cao độ, tâm trạng không tốt

Khi con người ở trạng thái căng thẳng, chán nản kéo dài sẽ dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư trong bệnh ung thư vú. Cùng với đó những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

3. Béo phì

Người béo phì có nhiều mỡ trong cơ thể và dễ hình thành u mỡ ở ngực.

4. Estrogen hoạt động quá mức

Điều này có thể gây ra u xơ vú. Đặc biệt với phụ nữ từ 20 đến 25 tuổi dễ mắc u xơ vú hơn và thường xảy ra ở một bên.

Nguồn: edh.tw, sina