Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não

Soul, Theo Thời Đại 19:20 13/08/2017

Một cách không ngờ, thứ thường chỉ xuất hiện trên da chúng ta lại xuất hiện trong não của một cô bé.

Một ông bố phát hiện ra con của mình đột nhiên mất phản ứng với đồ chơi trên tay, ánh mắt có chút khác lạ như không nhìn thấy gì. Thậm chí quơ quơ tay ra trước mặt, bé cũng không hề hay biết.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 1.

Cô bé không hề phản ứng gì với ánh sáng đèn pin chiếu thẳng vào mắt.

Nạn nhân của sự việc trên là một cô bé tên Tiểu Mỹ, 3 tuổi, sống tại Trung Quốc. Ngay sau khi phát hiện ra sự khác lạ của bé, người nhà đã lập tức mang em đến bệnh viện đa khoa địa phương để tiến hành kiểm tra.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra trong đầu em có một khối sưng to bất thường. Vì không thể xác định được đó là gì nên phẫu thuật sẽ mang lại nguy hiểm rất lớn, bệnh viện kiến nghị gia đình chuyển sang bệnh viện tuyến trên.

Thời gian cấp bách không đợi bất cứ một ai, nên cả gia đình 6 người mang theo em bé đến Bắc Kinh. Họ tìm gặp bác sĩ Chu Trung Thanh - bác sĩ khoa não của bệnh viện đa khoa Đại học Y thủ đô.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 2.

Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ.

Phim chụp X-quang của Tiểu Mỹ cho thấy khối u nằm trong não bộ cô bé, ở vị trí đằng sau ngay chính giữa hai mắt, chèn vào dây thần kinh thị giác làm hai mắt Tiểu Mỹ gần như bị mù. Theo chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ hoài nghi bé Tiểu Mỹ bị u tuyến yên. Loại u này có tỷ lệ phát sinh cao ở độ tuổi nhi đồng và thanh thiếu niên, u chèn lên dây thần kinh thị giác gây ra tổn thương thị lực, thậm chí là mù.

Bác sĩ Chu Trung Thanh nghiên cứu phim chụp X-quang và tất cả các báo cáo kiểm tra của Tiểu Mỹ nhiều lần và đưa ra kết luận rất có thể cô bé mắc phải là loại u có tính nguy hiểm cao hơn.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 3.

Kiểm tra phản ứng của mắt với ánh sáng mạnh.

Thời gian phẫu thuật dự kiến là ngày 29/6, nhưng bệnh tình phát triển vượt qua dự liệu, hơn 9 giờ sáng ngày 28/6, bác sĩ phát hiện ra bé không có phản ứng với ánh sáng dù rèm cửa đã được kéo ra. Đến 6 giờ chiều cùng ngày, Tiểu Mỹ gần như không hề nhìn thấy được bất cứ thứ gì nữa. Trong khi trước đó chỉ một ngày, bé vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng của bóng đèn. Điều này cho thấy dây thần kinh thị giác của đứa trẻ càng lúc càng bị tổn hại, thời gian để cứu được đôi mắt của em chỉ còn tính bằng giờ. Không thể đợi thêm nữa, bác sĩ quyết định lập tức làm phẫu thuật.

Cuộc phẫu thuật cần gây mê toàn thân nên bắt buộc phải đợi đến khi bụng rỗng mới có thể tiến hành. Người bệnh bị gây mê toàn thân không tự chủ được hô hấp, cần phải cắm ống thở để đảm bảo trong lúc phẫu thuật người bệnh được cung cấp dưỡng khí một cách bình thường. Trong lúc này có thể kích thích đến khí quản, giác quan cảm thụ cực kì mẫn cảm. Nếu như trong dạ dày có thức ăn dễ khiến cho bệnh nhân bị sặc hoặc nôn mửa, thậm chí là thiếu dưỡng khí gây nguy hiểm đến tính mạng. 6 giờ chiều ngày hôm đó quyết định làm phẫu thuật thì bác sĩ nhất định phải đợi 6 tiếng đến khi bụng Tiểu Mỹ rỗng hoàn toàn, cũng chính là 12 giờ đêm hôm ấy bác sĩ mới có thể làm công tác gây mê toàn thân.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 4.

Phẫu thuật cần gây mê toàn thân.

Đến 1 giờ ngày 29/6/2017, sau khi chuẩn bị xong, bác sĩ Chu Trung Thanh bắt đầu tiến hành phẫu thuật cho Tiểu Mỹ. Buổi chiều ngày 28, bác sĩ Chu Trung Thanh vừa hoàn thành một cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân xuất huyết não, cuộc phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ lúc 8 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều mới xong. Thời gian làm việc dài với cường độ cao khiến cho bác sĩ đã thấm mệt.

Cuộc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn vì hệ thần kinh trong não bộ là cực kì phức tạp, cần dùng kính hiển vi phóng to vùng bị bệnh lên để bác sĩ có thể nhanh chóng tìm tới nơi cần chữa trị. Phạm vi nhìn rõ nét và được chiếu sáng đầy đủ sẽ làm cho thao tác trở nên thuận tiện, nhưng phẫu thuật dưới kính hiển vi cần duy trì một tư thế như vậy suốt hàng giờ liền, ca bệnh càng khó thì thời gian sẽ càng dài. Đây là thử thách rất lớn đối với thể lực cũng như tay nghề của bác sĩ.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 5.

Vẻ mệt mỏi của bác sĩ khi thực hiện liên tiếp nhiều cuộc phẫu thuật với độ khó cao.

Dây thần kinh thị giác đã bị khối u phình ra đè ép, mà khối u này thực sự khiến đội ngũ bác sĩ phải kinh hãi. Bên trong khối u chứa đầy chất dịch màu xám trắng, thậm chí còn có rất nhiều sợi lông mọc ra từ đó. Bác sĩ Chu Trung Thanh phán đoán rằng rất có thể đây là tế bào da phát triển thành u nang mọc nhầm chỗ ở trong đầu. Mà khối u giống với cấu tạo da như vậy thì sẽ có mỡ, thậm chí còn mọc ra lông rất dài hệt như tóc. Khối mụn tiết ra nhiều chất dịch như đậu hũ nát, chèn ép lên dây thần kinh thị giác làm cho thị lực của Tiểu Mỹ giảm đi nhanh chóng.

Bên trong khối u thậm chí còn có rất nhiều mụn nên bác sĩ cần phẫu thuật cắt bỏ sạch sẽ tất cả khối u da, đồng thời còn phải bảo vệ dây thần kinh thị giác và động mạch gáy.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 6.

Bác sĩ phẫu thuật thông qua kính hiển vi.

Đây là một công việc cần sự cẩn thận tuyệt đối. Cuộc phẫu thuật kéo dài từ 1 giờ đến 7 giờ sáng. Suốt đêm hôm ấy, bác sĩ Chu Trung Thanh ở bên trong phòng phẫu thuật và ông bà, cha mẹ Tiểu Mỹ đều không hề chợp mắt lấy một chút.

Sau khi làm sạch dịch tiết ra bên trong, bác sĩ còn cần phải đem u da phía ngoài cắt bỏ sạch sẽ. Bác sĩ Chu nói, chỉ cần để sót lại một chút u da thôi cũng sẽ dẫn đến u tái phát mà lần đầu phẫu thuật mới là cơ hội chữa trị tốt nhất. Đem một khối u lớn lại nhiều thứ kinh khủng bên trong như vậy loại bỏ sạch sẽ là một điều không hề dễ dàng vì phải lưu ý đến động mạch cổ và dây thần kinh thị giác. Hơn nữa không gian não bộ của đứa trẻ 3 tuổi rất nhỏ, không gian phẫu thuật lại càng nhỏ hơn. Điều này đòi hỏi động tác của bác sĩ phải nhẹ nhàng, đồng thời kĩ thuật cũng phải vô cùng chuẩn xác.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 7.

Bác sĩ tập trung cao độ cho cuộc phẫu thuật.

Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, cả nhà đều hạnh phúc đến rơi lệ. Tiểu Mỹ khôi phục rất nhanh, ngay hôm sau đã có phản ứng với ánh sáng. Hoạt động của tứ chi và biểu đạt ngôn ngữ đều rất bình thường, thị lực càng ngày càng tốt.

Chín ngày sau đó Tiểu Mỹ xuất viện về nhà. Cha mẹ Tiểu mỹ không ngừng báo cáo tin tức tốt cho bác sĩ Chu Trung Thanh. Ngày 17/7, Tiểu Mỹ có thể nhìn thấy bươm bướm, ngọn núi phía xa và tàu hỏa. Ngày 29/7, Tiểu Mỹ có thể nhìn thấy cả con kiến nhỏ bò trên mặt đất. Thị lực của cô bé đã hoàn toàn khôi phục.

Phẫu thuật cho một em bé bị mất thị lực, bác sĩ lấy ra thứ đáng sợ hơn cả khối u trong não - Ảnh 8.

Cô bé đã có phản ứng với ánh sáng đèn pin chiếu vào mắt.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày