Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật!

TAMMY, Theo Pháp luật & Bạn đọc 19:17 05/10/2021

Có lẽ chính chủ đề nhạy cảm của bức tranh đã khiến vị họa sĩ phải giấu đi danh tính của mình.

Nếu thường xuyên theo dõi những bộ phim truyền hình Trung Quốc, có lẽ độc giả chẳng còn xa lạ gì với những đôi giày thêu trong trang phục truyền thống của các mỹ nhân trong phim ảnh.

Những đôi giày vải tinh tế được thêu hình hoa lá, chim muông, sơn thủy hay nhân vật hí kịch thực chất đã xuất hiện tại Trung Quốc từ 2.600 năm trước. Theo đó, dưới thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tấn Hiến công - quốc vương thứ 19 của nước Tấn - đã thôn tính 10 nước chư hầu xung quanh, mở rộng bờ cõi nước Tấn.

Để chiêu thị công lao diệt 10 nước chư hầu của mình, Tấn Hiến công đã lệnh cho tất cả cung tần mỹ nữ trong cung phải đi giày thêu hình 10 loại hoa và quả bao gồm phật thủ, nho, hoa thạch lựu, hoa đào... lên trên giày, ngoài ra toàn bộ phụ nữ trong nước Tấn cũng phải đi kiểu giày thêu này trong ngày cưới.

 Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật! - Ảnh 1.

Giày thêu là phục trang phụ kiện phổ biến riêng cho nữ giới dưới thời phong kiến (Ảnh: Baijiahao)

Đây chính là điểm khởi đầu của những đôi giày thêu dành riêng cho phụ nữ xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc.

Bức họa đầm sen của họa sĩ vô danh

"Cư sĩ Điệp Am chu du đồ" là bức tranh lụa của một họa sĩ vô danh dưới thời nhà Minh. Bức tranh khổ 45 x 159.5 cm tái hiện một đầm sen rộng lớn với 2 người đàn ông tuấn tú đang ngồi trên con thuyền nhỏ ở trung tâm.

Đây tưởng như là một bức tranh tả cảnh thông thường nhưng khi phóng to lên khoảng 15 lần, hậu thế có thể thấy nhiều chi tiết khó hiểu trong tranh.

 Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật! - Ảnh 2.

Toàn cảnh bức tranh lụa "Cư sĩ Điệp Am chu du đồ" (Ảnh: Baijiahao)

Đầu tiên phải kể tới đôi giày của người đàn ông chèo thuyền. Người đàn ông này đang xỏ chân vào một đôi giày thêu màu đỏ. Giày thêu vốn là phục trang dành riêng cho phụ nữ ở thời phong kiến, giày đỏ còn là giày cưới của các nữ nhân, tại sao người đàn ông này là sở hữu một đôi giày như vậy?

 Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật! - Ảnh 3.

Đôi giày thêu đỏ thường được dùng làm giày cưới cho các cô gái thời phong kiến (Ảnh: Baijiahao)

Cư dân mạng Trung Quốc đã được phen thảo luận sôi nổi về bức tranh này trên mạng xã hội Weibo. Một số người cho rằng bức tranh này còn được tác giả cài cắm nhiều ẩn ý sâu xa hơn nữa.

Hai người đàn ông trong tranh có dáng vẻ rất thong dong, người cầm mái chèo trên đầu đội lá sen, chân đi giày thêu đỏ; nam nhân còn lại cầm một chiếc quạt trong tay, gương mặt điềm đạm, đôi môi hồng hào.

Trên thuyền còn có bút mực cùng một bình sen. Cách đó không xa là một đôi chim uyên ương bơi lội, trên bờ ao có đôi chim sếu đang tắm rửa, kiếm ăn. Có thể thấy rõ mọi hình tượng xuất hiện bổ trợ trong bức tranh như hoa sen, giày thêu, chim sếu, uyên ương... đều đang gợi nhắc tới sự lãng mạn và tình yêu đôi lứa.

 Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật! - Ảnh 4.
 Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật! - Ảnh 5.
 Phóng to 15 lần bức tranh đầm sen thời nhà Minh, cư dân mạng xôn xao: Họa sĩ này to gan thật! - Ảnh 6.

Phải chăng vị họa sĩ thời Minh đã mạnh dạn đưa một chuyện tình đồng tính vào bức tranh cổ? (Ảnh: Baijiahao)

Dựa vào những biểu tượng tình yêu này, nhiều người mạnh dạn phán đoán rằng chủ đề của bức tranh chính là chuyện tình lãng mạn của hai người đàn ông trên chiếc thuyền nhỏ kia.

Thời phong kiến, quan điểm về đồng tính tại các quốc gia đều vô cùng cực đoan, nên nếu tình yêu của hai người đàn ông thực sự là chủ đề của bức tranh cổ thì họa sĩ đã phạm phải những tội danh tày đình rồi!

Suy cho cùng, có lẽ đây cũng chính là lý do tác giả tranh đã phải giấu đi tên họ của mình, để bức họa "Cư sĩ Điệp Am chu du đồ" mãi mãi là một tác phẩm vô chủ.