Tết ăn thủy hải sản chú ý 4 loại này, rất dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và chất độc hại

Ngọc Ái, Theo Phụ nữ Việt Nam 07:41 09/02/2024

Ngoài những món quen thuộc như thịt, bánh chưng thì những năm gần đây, thủy hải sản ngày càng được ưa chuộng vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, khi ăn cần cẩn trọng để tránh nhiễm ký sinh trùng, chất độc gây hại.

Không thể phủ nhận rằng thủy hải sản rất đa dạng, ngon miệng và “chống ngán” những món quen thuộc lặp lại trên bàn ăn ngày Tết. Chúng ta cũng thường khuyên nhau nên ưu tiên thủy hải sản tươi sống để ngon hơn và đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, ngay cả thủy sản tươi sống hay nhìn rất đẹp mắt, tươi ngon cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Bao gồm cả nhiễm ký sinh trùng và các chất độc hại khác khi ăn phải.

Trong đó, có 4 loại thủy hải sản nằm trong nhóm nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, nhiễm kim loại nặng nhưng rất phổ biến dịp Tết sau đây:

1. Cá hồi

Loài cá này dễ bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng do thói quen sinh sống của nó. Cá hồi hoang dã thường tiếp xúc với các sinh vật biển khác khi chúng lớn lên và có thể mang nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Ngoài ra, cá hồi nuôi có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn nước bị ô nhiễm, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thực phẩm sau khi tiêu thụ.

Tết ăn thủy hải sản chú ý 4 loại này, rất dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và chất độc hại - Ảnh 1.

Ăn sống cá hồi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, có một điều quan trọng khiến loài cá này đứng đầu danh sách thủy hải sản nên chú ý khi ăn dịp Tết. Đó là mọi người thường thích ăn cá hồi sống, chưa chín kỹ… bởi các món ăn này rất “ngon mắt” lại được cho là giữ được nhiều dinh dưỡng và ngon miệng. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm phải trứng giun, sán, sinh vật biển gây hại cá hồi ăn phải trong quá trình sinh tồn vượt sông vượt biển khi ăn.

2. Sò điệp

Sò điệp sống dưới đáy biển và lọc nước biển, khiến chúng dễ hấp thụ các vi sinh vật và chất ô nhiễm từ vùng nước xung quanh. Nếu sò điệp đến từ vùng nước bị ô nhiễm nặng, chúng có thể mang nhiều loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Đặc biệt, sò điệp có vỏ và lớp vỏ của chúng rất khó để làm sạch trong khi hầu hết các món đều nấu cả phần vỏ, nhiều người thích cầm cả vỏ khi ăn. Dịp Tết cũng rất khó mua được sò điệp tươi. Nếu ăn phải sò điệp mà không được làm sạch và chế biến đúng cách, ăn chín uống sôi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm sau khi tiêu thụ.

Tết ăn thủy hải sản chú ý 4 loại này, rất dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và chất độc hại - Ảnh 2.

Sò điệp rất khó làm sạch, kể cả phần vỏ nhưng thường nấu cả vỏ nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao (Ảnh minh họa)

3. Cá to ngoại cỡ, nặng cân

Dịp Tết nhiều người thích ăn lẩu cá và cá nặng cân, ngoại cỡ lại càng được ưa chuộng. Nhưng thực tế, có 2 loại cá nặng cân, ngoại cỡ mà chúng ta nên ăn ít. Đó là cá nước ngọt to hoặc nặng bất thường và cá ăn thịt kích thước rất lớn sống dưới biển sâu.

Bởi vì cá nước ngọt nặng cân, ngoại cỡ thường sống rất lâu mới có được điều này. Trong quá trình sinh trưởng dài trong tự nhiên đó, chúng rất có thể đã sống trong những môi trường không được bảo đảm, nước ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại…

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn của các loại cá này cũng rất phức tạp, khó có thể kiểm soát và biết được rằng liệu chúng có ăn phải những loại tảo, tôm tép hoặc các loại cá nhỏ hơn có chứa độc tố hay không. Chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ đột biến, mắc bệnh lạ hoặc tích tụ nhiều loại kim loại nặng, độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Chưa kể, nếu là cá nuôi thả có thể do có hormone tăng trưởng…

Một số loài cá biển sâu có kích thước lớn như cá kiếm, cá nhám… tuy quý và tốt cũng không ăn quá nhiều và hạn chế những con kích thước to lớn bất bình thường. Những loại cá này đứng đầu chuỗi thức ăn trong đại dương, ăn nhiều loại cá nhỏ và các sinh vật biển khác.

Bên cạnh đó, trong nước biển có một lượng thủy ngân và các kim loại nặng nhất định, cơ thể của từng loài cá cũng sẽ hấp thụ chúng. Điều này càng tăng lên khi môi trường sống ở rất sâu đáy biển. Chúng cũng dễ tích tụ hàm lượng thủy ngân, kim loại nặng khi ăn các loài cá nhỏ ăn tạp khác.

4. Lươn

Các loài lươn, đặc biệt là lươn vàng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, hấp thụ chất độc do ô nhiễm rất cao. Do đặc điểm môi trường sống trong vùng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi khiến cho lươn bị nhiễm ký sinh trùng. Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Tất cả các loại lươn đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao, đặc biệt là lươn vàng.

Tết ăn thủy hải sản chú ý 4 loại này, rất dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và chất độc hại - Ảnh 3.

Ngay cả khi ăn lẩu cũng cần đảm bảo nhúng cho lươn chín kỹ để tránh ký sinh trùng, chất độc hại (Ảnh minh họa)

Lươn vàng là vật chủ trung gian của ít nhất 15 loại ký sinh trùng. Trong đó, gây hại nhất là ấu trùng giun tròn miệng hàm. Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa. Hoặc ấu trùng sán sẽ sinh sôi cực nhanh và tấn công cơ thể, nhất là các cơ quan nội tạng, não bộ. Môi trường bùn đất, nước đọng cũng khiến lươn dễ mang theo các chất độc do ô nhiễm môi trường xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, dù ngày càng được ưa chuộng vào dịp Tết vì ngon và bổ, cũng hãy cẩn trọng khi chọn mua và ăn lươn, Hãy đảm bảo luôn nấu lươn chín kỹ, dù dùng ăn lẩu thì nhiệt độ cũng phải đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 4 - 5 phút mới có thể ăn.

Nguồn và ảnh: Kknews, Eat This, Health 2.0