Ghé thăm Karnak, ngôi đền cổ lớn nhất Ai Cập

Rei, Theo 06:01 12/09/2010

Kiến trúc Ai Cập cổ đại luôn chứa đựng những điều kì bí, tâm linh khó đoán. <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Trước khi thăm "nhân vật chính", chúng mình phải đi qua đền Luxor đã.
 
Đền Luxor
 
Nằm cạnh bờ sông Nile, đền Luxor được xây dựng bởi Pharaon Amenhotep III, nơi Nữ hoàng Hatshepsut thờ thần Amun.
 
Trước ngôi đền là ngọn tháp cao vút được xây dựng bởi Ramesses II. Ngọn tháp trang trí cảnh những chiến thắng của Ramesses (đặc biệt là trận đánh ở Kadesh), các Pharaon sau này, nhất là triều đại Nubian 25, cũng ghi những chiến thắng của họ ở đó.
 
 
Lối vào chính dẫn tới khu phức hợp của ngôi đền trước đây được trang trí hai bên bởi sáu pho tượng khổng lồ của Ramesses - bốn tượng ngồi và hai tượng đứng nhưng ngày nay chỉ còn tồn tại hai tượng ngồi. Những người đến thăm đền ngày nay có thể nhìn thấy trước ngôi đền một ngọn tháp bằng đá hoa cương cao 25m. Trước đây là cả một cặp nhưng hiện nay chỉ còn một cây. Cây còn lại đang nằm ở Place de la Concorde, Paris.
 
 
Trước khi được tìm ra và khai quật, ngôi đền này bị lấp hết hơn một nửa (giống như hầu hết các di tích Ai Cập cổ khác) dưới cát sa mạc. Vào thế kỷ 19, một ngôi đền Hồi giáo được xây ngay phía trên ngồi đền này và nó vẫn còn sử dụng cho tới ngày nay. Năm 1885, để "moi" ngôi đền này lên, các nhà khảo cổ đã phải đào cả 1 ngôi làng.
 
 
Trước cửa ngôi đền là đại lộ danh tiếng: Avenue of the Sphinx. Trước đây, con đường này dài 3 km với các tượng Sphinx sắp hàng hai bên, nối liền đền Luxor với ngôi đền lớn nhất Ai Cập: đền Karkak.
 
Ngôi đền cổ lớn nhất Ai Cập
 
 
Karnak là quần thể kiến trúc đền miếu lớn nhất Ai Cập cổ, với cửa lớn hùng vĩ, đình viện, đại điện, rất nhiều cột đá, tượng khắc đá và tháp nhọn vuông.Với lối kiến trúc phức tạp và sở hữu nhiều tượng đá khổng lồ, khiến cho nhiều người phải kinh ngạc.
 
 
 
Cửa ngoài cùng của đền chính cao 43,6m, rộng 113m, vách tường dày 15m, sau cửa là hành lang với cột vây quanh, có thể thông đến những đền nhỏ hơn.
 
 
Đặc biệt, đến tham quan ở nơi đây khi trời đã về đêm, các du khách luôn có cảm giác mình dường như trở nên bé nhỏ so với những bức tường rọi chiếu ánh sáng trở nên cao lớn hơn…
 
 
 
Khi tham quan, các du khách luôn bị thu hút bởi một trong những bản khắc chữ trên các bức tường đá. Nó khá thú vị và đặc biệt - bởi đó là 1 lời cầu nguyện của vị Pharaon tiên đế. Những chữ khắc trên đó là những kí hiệu khá giống cấu tạo chiếc chìa khóa, được tạc kín khắp xung quanh vị Pharaon - liệu đây có phải là tượng trưng cho việc rửa tội bằng nước thánh?
 

Cho đến nay, thì ngôi đền Karnak vẫn được coi là ngôi đền tôn giáo cổ xưa lớn nhất thế giới. Bởi ngôi đền được nhiều Pharaon chú trọng vào việc tu bổ, sửa sang và thờ cúng riêng cho các vị thần Amun-Ra (thần Mặt Trời), Montu (thần chiến tranh) và Mut (vợ thần Mặt trời). Mỗi vị Pharaon dường như luôn cố ganh đua nhau để thể cố chứng tỏ sự tôn sùng của bản thân với các vị thần tối cao đồng thời cũng để lấy lòng các quan tư tế.
 
 
Vì vậy, bằng cách cho xây dựng thêm các cột tháp, tượng đài hay tượng nhân sư hoặc các đền mới để chứng tỏ lòng thành kính tới bề trên. Thực tế này đã giúp các nhà khảo cổ học phát hiện theo 2 chiều hướng: tầm quan trọng của mỗi vị Pharaon qua cách thể hiện lòng sùng đạo thần và cách thức xây dựng đền đài của người Ai Cập cổ (nhờ vào những  cột trụ chưa được hoàn thành..).
 

Sau hàng ngàn năm, những gì còn lại mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng là  những trụ chống mái, dãy tượng nhân sư, những ngọn tháp khủng lồ, những đài tháp cao và miếu thờ khắc chữ…