Nghiêng mình ngưỡng mộ trước các thần đồng thế giới (Phần 2)

Mèo Lợn, Theo 10:00 28/11/2010

Tuổi tác chưa bao giờ là giới hạn để vươn tới sự lỗi lạc.

Jean Piaget
 
 
Đối với một người nghiên cứu sự phát triển điển hình ở trẻ em, thì chắc chắn sẽ không bao giờ chọn Jean Piaget vào danh sách nghiên cứu cả. Bởi vì, ông là đã từng là một đứa trẻ “không bình thường” – một đứa trẻ đặc biệt. Piaget sinh ra tại Thụy Sĩ và bài báo khoa học đầu tiên của ông được xuất bản vào năm 1906, lúc ông tròn 6 tuổi.  
 
Piaget đặt tầm quan trọng lớn nhất trong việc giáo dục trẻ em. Ông quan sát trẻ từ lúc còn bé đến khi trưởng thành, quan sát sự nhận thức, phát triển và trưởng thành của chúng. Ông khẳng định tuổi ấu thơ là thời gian quan trọng nhất và duy nhất trong cuộc đời của một con người, thay đổi cách nhìn của xã hội về trẻ em thời bấy giờ.
 
Ông đã thành lập Trung tâm quốc tế về Nhận thức di truyền tại Geneva vào năm 1955, và lãnh đạo cho đến khi ông qua đời vào năm 1980.
 
John von Neumann
 

Lúc 6 tuổi bạn có thể chia nhẩm trong đầu số có 8 chữ số không? John von Neumann, cậu bé 6 tuổi đã làm được điều phi thường này.

John von Neumann là người Hungary, là người nổi tiếng với trí nhớ tuyệt vời. Khi mới 8 tuổi, ông có thể nhớ được rất nhiều trang trong cuốn sách điện thoại. Và cho đến khi qua đời, ông đã làm được nhiều điều còn vĩ đại hơn thế.

John von Neumann đã cùng những nhà vật lý hàng đầu thế giới giải quyết những bí ẩn của cơ học lượng từ, và cùng với các nhà kinh tế học và chính sách ngoại giao nghiên cứu về hành vi của con người thông qua lý thuyết trò chơi.

Ông cũng là nhân tố chủ chốt trong việc phát triển bom khinh khí, cũng như có những đóng góp quan trong trong việc thiết kế chiếc máy tính nguyên thủy, đặt nền tàng cho máy tính sau này.
 
Akrit Jaswal
 

Rất nhiều đứa trẻ mong muốn trở thành một bác sĩ tài ba, và bước đầu thực hiện giấc mơ đó với những dụng cụ bác sĩ đồ chơi. Bác sĩ nhí sẽ đo nhiệt độ, nghe tim mạch, phát thuốc và đôi khi là… giả vờ mổ xẻ những con búp bê. Thế nhưng, việc biến ước mơ trở thành sự thật thì thật không đơn giản, nhất là với một đứa trẻ. 

Và cậu bé người Ấn Độ Akrit Jaswal, 7 tuổi, có lẽ là đứa trẻ duy nhất có thể thực hiện một ca phẫu thuật thực sự. Cậu bé này có thể đọc sách từ lúc lên 5. Và cho dù không được đào tạo chính thức ngành Y, nhưng bố mẹ cậu khẳng định cậu luôn có một niềm đam mê đặc biệt với giải phẫu và khoa học.

Hiện tại, Jaswal đang tập trung vào việc tìm cách chữa bệnh ung thư, và có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian trong tương lai.
 
William James Sidis
 
 
William James Sidis xứng đáng trở thành huyền thoại khi đã đạt chỉ số IQ khoảng từ 250-300 và biết đọc lúc lên 2, cái điều mà ngay cả rất nhiều người trưởng thành không thể làm được. William James Sidis sinh năm 1898, ông nói được một số ngôn ngữ, là một thiên tài của Toán học và đã vinh dự trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng Harvard khi mới chỉ 11 tuổi. Đến năm 20 tuổi, ông đã là một giáo sư.

Nhưng đáng tiếc, Sidis có lẽ là người khởi đầu cho khuôn mẫu của một thần đồng đáng buồn. Năm 1919, sau khi dừng học tại trường luật, Sidis bị bắt tham gia cuộc diễu hành Xã hội chủ nghĩa tháng năm, sau đó trở thành một cuộc bạo động, tại Boston. Ông bị kết án 18 năm tù theo Đạo luật nổi loạn năm 1918.

Cha của ông đã giúp ông ra tù, nhưng lại có một quyết định sai lầm khi “giam” ông trong viện điều dưỡng tại New Hampshire hơn một năm. Sau đó mang ông đến California sống thêm một năm nữa. Cha mẹ đã “cải cách” tư tưởng của ông và dọa nạt sẽ mang ông đến trại thương điên.

Năm 1921, khi ông được sống tự lập, thì ông chỉ thực hiện những công việc chạy máy, hoặc những công việc bình thường khác. Ông qua đời vào năm 1944 ở tuổi 46 vì cơn xuất huyết não. Nếu không có những biến cố lớn như thế, thì có lẽ William James Sidis đã trở thành một trong những người đàn ông thông minh nhất hành tinh.
 
Blaise Pascal
 

Như chúng ta đã biết Blaise Pascal chỉ sống tới năm 39 tuổi. Nhưng thời gian ngắn ngủi đó cũng đủ để làm nên một tên tuổi lừng lẫy của nhân loại. Ông chính là một minh chứng tiêu biểu cho những ai được tôn vinh là “thần đồng”.

Pascal là một người Pháp, sinh năm 1623, mất năm 1662. Năm 12 tuổi, ông đã bắt đầu thực hiện những chứng minh hình học phức tạp. Đến năm 16 tuổi, ông bắt đầu xây dựng những định lý cho riêng mình và đưa ra tranh luận với những nhà toán học nổi tiếng người Pháp. Đặc biệt hơn nữa, ông đã phát minh ra chiếc máy tính cơ nguyên thủy, gọi là Pascaline vào lúc 19 tuổi. Cho đến lúc qua đời, ông đã trở thành một nhà toán học lỗi lạc, nhà triết học, thần học và nhà văn.