Ngửi mùi là biết được... tuổi

Lê Giang, Theo Mask Online 11:06 03/06/2012

Cùng các cập nhật: Nghiên cứu thú vị về biểu hiện khuôn mặt, vẻ đẹp loài sứa trong đêm.


Ngửi mùi biết… tuổi


Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, con người không cần nhìn mặt, chỉ cần ngửi mùi cơ thể cũng có thể nhận biết người khác xung quanh mình đang ở tuổi trung niên, thanh niên hay cao tuổi. Trong đó, người cao tuổi dễ được nhận biết nhất, vì họ có mùi dễ chịu hơn mùi của nhóm trung và thanh niên.

Người già có mùi dễ chịu hơn.

Sự thay đổi trong mùi cơ thể là do hóa chất mà chúng ta đảo thải ra kết hợp với các vi khuẩn trên da. Ở độ tuổi khác nhau, số lượng vi khuẩn cũng khác nhau. Tiến sĩ Johan Lundström, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, tương tự như loài động vật khác, con người có thể cách phân biệt tuổi tác hay bệnh tật qua mùi cơ thể để chọn người bạn đời phù hợp.

(Nguồn tham khảo: Telegraph)

Giải mã thành công bộ gene cà chua


Lần đầu tiên, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gene cà chua, mở đường cho nghiên cứu các biện pháp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, tạo mùi vị hấp dẫn cũng như kéo dài vòng đời của loại cây này.


Theo Giáo sư Graham Seymour ở Đại học Nottingham (Anh): trong thập kỷ 90, điều làm thay đổi ngành công nghiệp cà chua là việc sử dụng các gene đột biến khiến cà chua chín chậm. Những gene này xuất phát từ những đột biến gen tự nhiên để kéo dài thời gian sử dụng của cà chua. Nhưng cà chua chín chậm hơn cũng làm cản trở quá trình phát triển vị và màu sắc của quả. 

Do đó, Giáo sư Seymour và các đồng nghiệp tin rằng, việc lập thành công bản đồ gen của cà chua sẽ tạo ra tác động lớn đối với ngành công nghiệp trị giá 30 - 40 tỷ USD (khoảng 624 - 832 nghìn tỷ VNĐ) mỗi năm, bằng cách tạo ra giống cà chua có thời gian tồn tại lâu hơn, nhưng vẫn có màu đỏ sẫm đẹp mắt và hương vị ngon hơn.

(Nguồn tham khảo: Datviet/BBC)

Chức năng ngôn ngữ bắt nguồn biểu hiện khuôn mặt


Các nhà khoa học Australia cho biết, chức năng ngôn ngữ của con người có thể xuất hiện từ rất sớm và được đánh dấu bằng hiện tượng chép miệng của loài khỉ khi chúng giao tiếp với nhau. Sau khi nghiên cứu, kết quả là phần lớn loài khỉ đều có động tác chép miệng khi chúng gặp nhau. Quá trình này dù chỉ phát ra những âm thanh rất nhỏ, nhưng chúng không phải là những rung động thành tiếng được xuất phát từ cổ họng.


Theo ghi nhận ban đầu, âm thanh này do chuyển động liên tục của môi tạo ra. Tuy nhiên, sau khi quan sát kĩ hơn, các nhà khoa học phát hiện, âm thanh trên do hàng loạt động tác phức tạp phối hợp nhanh giữa môi, lưỡi, hàm và xương móng nhỏ hình chữ U. Tần suất của những động tác này là 5 lần/giây. Nó tương tự với tốc độ chuyển động của các cơ quan có liên quan trong khoang miệng của người khi nói. 

Do vậy, các nhà khoa học tin rằng, chức năng ngôn ngữ của loài người không bắt nguồn từ tiếng hú gọi của các loài động vật linh trưởng, mà bắt nguồn từ những biểu hiện trên khuôn mặt khi loài khỉ khi giao tiếp và trải qua quá trình tiến hóa lâu dài.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Vẻ đẹp loài sứa trong bóng đêm


Nhiếp ảnh gia 37 tuổi người Na Uy Rekdal vừa công bố loạt ảnh “Vẻ đẹp của những loài sứa sống trong bóng đêm”, được ông thực hiện tại vịnh hẹp Na Uy. Theo ông Rekdal, những loài sứa mà chúng ta dễ dàng tìm thấy ở biển bắc Đại Tây Dương là những con sứa khá thân thiện. Nhưng những con sứa mà ông thể hiện ở đây được cho là những vị khách “bí ẩn và khó chịu” nhất thế giới. Đó là những con sứa luôn sống trong bóng tối, hoạt động ở vị trí khá sâu trong đại dương.

Loài sứa biển Leuckartiara medusae sống sâu trong đại dương.


Loài sứa xanh Lionmane, phía trước thân có đường kính lên đến 2,13m và có tua dài đến 30m.


Loài sứa “mũ bảo hiểm” sống ở độ sâu từ 304 - 2133m.


Loài sứa mặt trăng có thể sống ở môi trường nhiệt độ -6 độ C và cao khoảng 31 độ C.


Sinh vật sứa kỳ quái Hydromedusae.

(Nguồn tham khảo: Telegraph)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày