Ngày lễ cho các bức tượng... nghỉ ngơi

Vân Vy, Theo 10:03 18/07/2010

Đó là ngày lễ Tanuki rất thú vị tại Nhật Bản đấy. <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

Trên thế giới vốn có nhiều ngày lễ đặc biệt nhưng bạn có bao giờ nghe nói đến ngày lễ mà người ta tổ chức để cho các bức tượng được nghỉ ngơi chưa? Ở Nhật Bản có đấy. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem ngày lễ gì mà lạ lùng thế nhỉ?

Thị trấn Shigaraki, còn được xem là thị trấn của các bức tượng Tanuki, đã quyết định cho biểu tượng mà họ yêu thích một kì nghỉ xứng đáng. Hiệp hội du lịch nơi này đã chọn ngày 8 tháng 11 là “Ngày Tanuki”, là ngày mà các bức tượng Tanuki được quyền nghỉ ngơi và thư giãn.


“Được nghỉ rồi, vui quá đi!”

Các bức tượng gốm Tanuki rất phổ biến tại Nhật. Biểu tượng này có ý nghĩa là sự may mắn và thịnh vượng, chúng thường được đặt tại lối vào của các nhà hàng và quầy bar. Ngày Tanuki còn là ngày để mọi người thể hiện sự tôn kính với biểu tượng này.


“Ngâm mình quả là sảng khoái.”

Shigaraki mới tổ chức lễ hội đầu tiên cho sự kiện này vào ngày 8/11/2008. Các bức tượng Tanuki quanh thị trấn đã được cho nghỉ ngơi và chơi đùa, mặc dù phần lớn chúng đã được cho ngủ cả ngày. Chúng được đeo các mảnh băng mắt để chứng tỏ rằng chúng “đang ngủ”. Một số khác thì được đặt nằm dưới đất và thu mình trong những tấm chăn ấm áp.


“Nào, chúng ta cùng đi chơi nhé!”

Những nhóm không ngủ thì tổ chức uống rượu, cùng nhau tắm bồn và ăn uống dưới những tán lá mùa thu, thậm chí còn chơi thể thao nữa. Một vài Tanuki còn được cho mặc váy, đeo vòng hoa và xách vali như đang đi du lịch Hawaii vậy.


“Đi ngủ thôi.”

Fumito Ogawa, một người dân địa phương, đã mở một nhà trọ nhỏ, với nhiều ý tưởng cho ngày lễ này. “Chúng tôi muốn cho các Tanuki được nghỉ ngơi thoải mái và cho mọi người thấy sức hấp dẫn mà Shigaraki mang lại.”, ông giải thích.


“Chúng ta cùng ngủ nhé!”

Vốn nổi tiếng với lịch sử lâu đời về nghề làm gốm, Shigaraki là nơi sản sinh ra phong cách Shigaraki, một phong cách gốm rất phát triển trong thời Nara (710-794). Thị trấn bắt đầu sản xuất các tượng gốm Tanuki trong thời Edo (1603-1868) nhưng đã không được phổ biến rộng rãi cho đến khi Nhật Hoàng Showa ghé thăm vào tháng 11/1951 và sáng tác một bài thơ về các bức tượng Tanuki mà ông đã thấy ở đó.


“Chơi bóng chày nào”

Các tổ chức đã lựa chọn ngày 8 tháng 11 là ngày lễ vì Nhật Hoàng Showa đã ghé thăm nơi đây vào tháng 11, và vì Tanuki có 8 điểm đặc biệt có ý nghĩa mang lại thịnh vương và may mắn.


“Mọi người đến đây với những ý tưởng để giúp các Tanuki thư giãn. Nhìn thấy Tanuki được mọi người chú ý đến là một sự nhắc nhở cho ta thấy tầm quan trọng của chúng – một biểu tượng văn hóa.”, ông Ogawa nói.